Xóa bỏ tổn thương trong tiêu dùng
Một người mù vào chợ thực phẩm, đứng trước sạp thịt bò. Chị phải thẩm định mặt hàng mình định mua bằng tay vì chị không thể nhìn được.
Người khiếm thị thường có sự cảm nhận đặc biệt. Họ không tiếp nhận bằng thị giác, nhưng xúc giác giúp họ. Điều đó thì không phải ai cũng biết, và chị bán thịt là một trong số đó. Cũng có thể chị cho rằng việc đứng quá lâu của khách hàng khiếm thị khiến cho khách hàng khác không muốn vào. Chị bán thịt lớn tiếng quát: Con mù này làm bẩn cả thịt của tao. Không mua thì biến.
Đó là câu chuyện xảy ra với khách hàng khiếm thị. Có nhiều khách hàng trong quá trình mua hàng có những lời đánh giá về mặt hàng định mua nhưng không làm hài lòng người bán, đã nhận về những câu nói có tính xúc phạm kiểu như: Mù à?
Những câu chuyện lệch pha giữa người cung cấp và người tiêu dùng có rất nhiều. Một số khách hàng bị nhục mạ, hành hung, thậm chí bị ép mua hàng không đúng chất lượng, giá cả sau khi đưa ra lời đánh giá khác với suy nghĩ của người bán hàng. Điều đó bắt nguồn từ bất cập do quy định pháp luật về tiêu dùng đã lỗi thời, nhiều quy định không theo kịp diễn biến đời sống...
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) được Quốc hội thông qua cách đây 1 năm với nhiều quy định đã được hoàn thiện, bổ sung, được hy vọng sẽ giúp điều chỉnh nhiều vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn. Trong đó, cơ chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương là một trong những nội dung mới.
Người tiêu dùng thông thường vốn đã được xác định là bên yếu thế trong mối quan hệ giao dịch tiêu dùng. Với người tiêu dùng có hoàn cảnh, đặc tính bất lợi riêng còn phải chịu những bất lợi khác như về khả năng tiếp cận thông tin, sức khỏe, tài sản khi tham gia vào các giao dịch tiêu dùng. Ngoài những quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) đã có một số quy định dành riêng để bảo vệ quyền lợi cho nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương, cụ thể là người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em, người dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, phụ nữ đang mang thai...
Luật chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 cách đây 2 ngày. Điều đó đồng nghĩa với việc khách hàng mù kia hoàn toàn có thể tiếp cận hàng hóa một cách bình đẳng, những lời miệt thị của người bán thịt không chỉ là vi phạm đạo đức, mà còn vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, đó là quy định. Trên thực tế không phải người bán hàng và người tiêu dùng nào cũng tiếp cận được đầy đủ quy định này. Hơn thế, sau khi tiếp nhận còn cần phải có sự chuyển biến về nhận thức để có sự điều chỉnh hành vi. Sẽ rất khó để ngăn được những câu miệt thị, thậm chí hành hung của người bán hàng đối với người mua, nhất là khách hàng thuộc đối tượng dễ bị tổn thương khi mà lợi ích, lối sống còn bị một số người tùy tiện đặt lên trên pháp luật.
Để quy định của pháp luật về tiêu dùng sớm đi vào cuộc sống, phát huy tác dụng, đòi hỏi cơ quan tuyên truyền và bảo vệ người tiêu dùng phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm. Người tiêu dùng cũng phải chủ động lên tiếng bảo vệ quyền lợi của mình, kiến nghị với cơ quan Nhà nước khi bị xâm hại, chứ không nên chấp nhận thiệt thòi trong ấm ức. Có như vậy, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội về quyền người tiêu dùng mới có cơ sở để vào cuộc xử lý.
Tuệ Minh
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:44:00
Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tầm soát cho khách hàng
-
2024-11-21 15:51:00
13 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
-
2024-07-02 14:28:00
Vietjet khai trương đường bay Tây An (Trung Quốc) - TP Hồ Chí Minh với siêu khuyến mãi cho các đường bay Trung Quốc
12 năm liền, Vinamilk giữ vị trí “quán quân” thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam
Thường Xuân phát triển cây ăn quả tập trung
Xây dựng mã số vùng trồng hướng đến thị trường xuất khẩu
Hiệu quả các mô hình kinh tế nông nghiệp tại huyện Nga Sơn
Bảo đảm mọi giao dịch của khách hàng được thuận lợi, không bị gián đoạn
7 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 5 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024
Bản tin Tài chính ngày 2/7: Giá vàng ổn định ở mức 76,98 triệu đồng/lượng
Hành trình 10 năm kết nối Việt Nam – Hàn Quốc của Vietjet, công bố đường bay mới Daegu – Nha Trang
Sức lan tỏa mạnh mẽ của Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”