Việt Nam có bao nhiêu người mắc bệnh bạch hầu từ đầu năm 2024 đến nay?
Tính từ đầu năm 2024, trên cả nước ghi nhận 5 ca mắc bạch hầu tại Hà Giang (3 ca); Nghệ An (1 ca, người bệnh đã tử vong) và Bắc Giang (1 ca).
Nhân viên Trung tâm Y tế huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) kiểm tra tình hình sức khỏe và lấy mẫu xét nghiệm cho các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm bệnh bạch hầu cao.
Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), số ca mắc bạch hầu vài năm trở lại đây có sự biến động liên tục, tăng rồi giảm, sau đó lại tăng. Từ đầu năm 2024 đến nay, trên cả nước ghi nhận 5 ca mắc bạch hầu tại Hà Giang (3 ca); Nghệ An (1 ca, người bệnh đã tử vong) và Bắc Giang (1 ca).
Bệnh bạch hầu là bệnh có vaccine phòng bệnh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Những năm gần đây, số ca mắc bệnh bạch hầu ở Việt Nam giảm nhiều lần so với trước khi bắt đầu triển khai tiêm chủng mở rộng, từ gần 3.500 trường hợp mắc năm 1983 xuống còn khoảng từ 10-50 trường hợp mắc/năm (trong vòng 15 năm, từ năm 2004-2019).
Bệnh bạch hầu đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không tiêm vaccine phòng bệnh và thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp, không tiêm đủ mũi hoặc không được tiêm nhắc lại.
Năm 2020, số ca mắc bệnh bạch hầu có gia tăng, ghi nhận 226 trường hợp mắc, chủ yếu tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi và Quảng Trị. Năm 2021, số ca mắc giảm còn 6 trường hợp và năm 2022 chỉ có 2 trường hợp mắc.
Năm 2023, số ca mắc tăng lên gấp nhiều lần so với năm 2022. Cả nước ghi nhận 57 trường hợp mắc bệnh bạch hầu (có kết quả xét nghiệm PCR dương tính và nuôi cấy) tại 3 tỉnh: Hà Giang, Điện Biên và Thái Nguyên. Số mắc tập trung vào 5 tháng cuối năm (55 trường hợp mắc), trong đó 7 trường hợp tử vong.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 5 trường hợp mắc, trong đó 1 trường hợp tử vong. Cụ thể, tỉnh Hà Giang ghi nhận 3 trường hợp mắc bệnh bạch hầu trong các tháng 1, 2 và 4/2024, tại các ổ dịch cũ (tại các huyện Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh).
Tỉnh Nghệ An ghi nhận 1 trường hợp mắc và tử vong (tháng 6/2024) tại huyện Kỳ Sơn.
Tỉnh Bắc Giang ghi nhận 1 trường hợp mắc bệnh (tháng 7/2024) tại huyện Hiệp Hòa, có tiếp xúc gần với trường hợp tử vong của tỉnh Nghệ An.
Các biện pháp phòng bệnh bạch hầu: - Rửa tay đúng cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Nhà ở của người bệnh, dụng cụ trong phòng, đồ dùng, đồ chơi, quần áo của người bệnh phải tẩy uế và sát khuẩn. - Tiêm vaccine bạch hầu: trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, dùng vaccine đa giá: bạch hầu-ho gà-uốn ván cho trẻ. Bắt đầu tiêm từ 2-3 tháng tuổi, tiêm 2 lần, mỗi lần 1ml cách nhau 1 tháng. Một năm sau nhắc lại mỗi một năm 1 lần cho đến 5 tuổi. - Người lớn chưa được tiêm hoặc không có miễn dịch cần được tiêm nhắc lại 1 mũi. - Với người tiếp xúc: Xét nghiệm vi khuẩn và theo dõi trong vòng 7 ngày. Ngoài ra cần uống thuốc dự phòng bằng Erythromycin hoặc Azithromycin trong 7 ngày. |
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:11:00
Tập huấn kiến thức y học gia đình, quản lý bệnh mạn tính cho quân y đơn vị và cán bộ trạm y tế khu vực biên giới
-
2024-11-21 16:06:00
Quốc hội thông qua Luật Dược sửa đổi với 7 nhóm điểm mới cơ bản
-
2024-07-10 06:52:00
Bộ Y tế: Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm đang có xu hướng gia tăng
Bàn các giải pháp tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào và cách phòng tránh?
Hướng dẫn cán bộ y tế về giáo dục sức khỏe cho người bệnh đái tháo đường - tăng huyết áp
Nghịch lý trong hoạt động y tế xã
Bí kíp lấy lại sức khỏe cho người mắc bệnh tuyến giáp
Nguy cơ không đạt được mục tiêu duy trì mức sinh thay thế trên toàn quốc
Số người bệnh đái tháo đường ở Việt Nam tăng gấp đôi so với 10 năm trước
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên trao tặng thiết bị y tế cho Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân
Phẫu thuật cắt khối u xơ tử cung nặng 2kg cho nữ bệnh nhân 54 tuổi