(Baothanhhoa.vn) - Huyện Như Thanh có 3 dân tộc Kinh, Mường,Thái cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái, Mường chiếm gần 43%. Để bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Thái, Mường, huyện đã có nhiều giải pháp.

Như Thanh bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Như Thanh có 3 dân tộc Kinh, Mường,Thái cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái, Mường chiếm gần 43%. Để bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Thái, Mường, huyện đã có nhiều giải pháp.

Như Thanh bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thốngLễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy của đồng bào Thái ở xã Xuân Phúc đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Chỉ tính từ đầu năm 2022 đến nay, huyện đã tổ chức 6 lớp tập huấn khôi phục nghề dệt thổ cẩm ở các xã Cán Khê, Thanh Tân, Thanh Kỳ, Xuân Thái, Xuân Khang, Xuân Phúc, là những nơi có đông đồng bào dân tộc Thái, Mường sinh sống. Các lễ hội dân gian truyền thống cũng dần được khôi phục và phục dựng lại, như: Lễ Séc Boọc Mạy của người Thái ở xã Xuân Thọ; lễ hội cúng cơm mới của người Mường, xã Phượng Nghi; lễ hội rước bóng ở xã Xuân Du và các lễ hội tại các di tích trên địa bàn huyện. Ngoài ra, huyện còn chỉ đạo các xã, thị trấn khôi phục lại các trò chơi, trò diễn dân gian, như: đánh cù, đánh đu, đi cầu phao, bịt mắt bắt dê, lễ hội nấu cơm; các làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống như hát ru, dân ca người Mường, hát chèo của người Kinh...

Đến nay, lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy của đồng bào Thái ở xã Xuân Phúc đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Đặc biệt trong năm 2022 lễ hội Sết Bóc Mạy của đồng bào Thái ở xã Cán Khê đã được tham dự Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Bằng các nguồn vốn, những năm qua huyện đã tập trung tôn tạo Khu Di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh đền Phủ Na (hay còn gọi là Na Sơn Động Phủ) ở xã Xuân Du; Di tích lịch sử cách mạng Lò Cao Kháng Chiến ở xã Hải Vân; đền Khe Rồng ở xã Hải Long; đền Bạch Y công chúa ở xã Phú Nhuận... với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng. Đến nay, trên địa bàn huyện có 5 di tích được công nhận, trong đó có 1 di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia Lò Cao kháng chiến Hải Vân. Ngoài ra, bằng nguồn vốn xã hội hóa, các đồng gia bản hội, các nhà hảo tâm, doanh nghiệp, một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh khác trên địa bàn huyện cũng được trùng tu, tôn tạo.

Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời kêu gọi các nguồn vốn tập trung trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch.

Bài và ảnh: Khắc Công



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]