(Baothanhhoa.vn) - Cứ mỗi dịp tết đến, xuân về, người dân ở các vùng miền xứ Thanh lại được hòa mình vào những môn thể thao dân tộc, trò chơi, trò diễn dân gian rất đa dạng, phong phú. Đây cũng chính là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc tỉnh Thanh Hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nét văn hóa truyền thống đặc sắc từ các môn thể thao dân tộc, trò chơi, trò diễn dân gian đầu xuân

Cứ mỗi dịp tết đến, xuân về, người dân ở các vùng miền xứ Thanh lại được hòa mình vào những môn thể thao dân tộc, trò chơi, trò diễn dân gian rất đa dạng, phong phú. Đây cũng chính là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc tỉnh Thanh Hóa.

Nét văn hóa truyền thống đặc sắc từ các môn thể thao dân tộc, trò chơi, trò diễn dân gian đầu xuân

Đẩy gậy – môn thể thao dân tộc rất phổ biến ở vùng cao xứ Thanh vào dịp Tết Nguyên đán hàng năm. (Ảnh tư liệu).

Những ngày đầu xuân, các xới vật dân tộc ở huyện Hoằng Hóa luôn sôi động và là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây. Sau một năm lao động vất vả, tết đến, xuân về chính là lúc để người dân xã Hoằng Phong có dịp được thi thố tranh tài sôi nổi trên các xới vật. Mỗi làng đều cử những trai tráng khỏe mạnh nhất, có kỹ năng tốt nhất để tham gia tranh tài tại hội vật do xã tổ chức. Mặc dù phần thưởng mang tính tượng trưng, đôi khi chỉ là lá cờ, vài cặp bánh chưng nhưng không vì thế mà các cuộc tranh tài trên xới vật lại kém phần sôi nổi, hấp dẫn. Không chỉ các đôi vật là những thanh niên trai tráng trẻ tuổi, hội vật còn có sự tham gia tranh tài của các đô vật lão làng. Đấu vật đã trở thành phong tục truyền thống quý báu mà xã Hoằng Phong đã gìn giữ, duy trì từ trăm năm trước kia cho tới ngày nay.

Không chỉ huyện Hoằng Hóa, vào những ngày đầu xuân mới, các xới vật truyền thống cũng được tổ chức sôi nổi tại nhiều xã của huyện Quảng Xương như: Quảng Hải, Quảng Lưu, Quảng Giao, Quảng Hùng (nay thuộc TP Sầm Sơn). Bên cạnh đó, một số huyện miền núi cũng đã có chủ trương khôi phục, phát triển bộ môn vật dân tộc từ việc tổ chức các hội thi, giải vật vào dịp Tết Nguyên đán, có thể kể ra như Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Như Xuân... Quy mô, hình thức tổ chức các hội vật dân tộc luôn được bảo đảm tính nguyên bản, có tính kế thừa, phát huy.

Trong 2 năm trở lại đây, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các hội thi vật đầu xuân đã không thể tổ chức, hoặc chỉ được tổ chức với quy mô nhỏ, khép kín. Dịp Tết Nhâm Dần 2022, các địa phương trong tỉnh đã vận dụng cơ chế “thích ứng linh hoạt” để có cách thức tổ chức các hội thi vật dân tộc một cách hợp lý, an toàn nhất.

Trong khi đó, đua thuyền, bơi chải cũng là một trong những môn thể thao truyền thống đặc sắc vào dịp tết của người dân xứ Thanh, ở khu vực đồng bằng, lễ hội đua thuyền được tổ chức ở các xã Quảng Nham (Quảng Xương), xã Trung Chính (Nông Cống), xã Nga Bạch (Nga Sơn), xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa)..., là món ăn tinh thần, gắn bó với đời sống, sinh hoạt và lao động của người dân các địa phương. Còn ở khu vực miền núi, những năm gần đây, các huyện Bá Thước, Thường Xuân cũng đã khôi phục và tổ chức hội đua thuyền vào dịp đầu xuân. Các địa phương này từng bước đưa môn thể thao truyền thống trở thành một sản phẩm để phát triển du lịch, được đông đảo du khách đón nhận, hưởng ứng tích cực.

Tết đến, xuân về, khi đào mai khoe sắc cũng là thời điểm các nam thanh, nữ tú ở các huyện miền núi xứ Thanh lại có dịp được xúng xính trong những bộ trang phục truyền thống của các dân tộc Mường, Thái, Mông, Dao... tham gia giao lưu, tranh tài ở các môn thể thao dân tộc, các trò chơi trò diễn dân gian. Các chàng trai, cô gái khỏe mạnh nhất sẽ tham gia tranh tài ở môn đẩy gậy. Đây là môn thể thao thể hiện sức mạnh, sự khéo léo mà mỗi người thi tham gia phải thể hiện được. Các trận đấu ở môn đẩy gậy luôn tạo ra sự vui tươi, sôi nổi và điều đặc biệt nhất là ai cũng có thể tham gia. Trong khi đó, môn bắn nỏ lại đòi hỏi sự tinh tường, kỹ năng làm nỏ, tên và điều quan trọng nhất là sự chính xác sau mỗi lần kéo dây, bắn tên. Không chỉ có nam giới, các tay nỏ nữ cũng luôn là những đối thủ đáng gờm. Môn thể thao dân tộc này khá phổ biến vào dịp tết và cũng đã gắn liền với đời sống, sinh hoạt, lao động của đồng bào các dân tộc thiểu số tại các huyện vùng cao xứ Thanh.

Trong khi đó, môn tung còn được xem là “nhịp cầu giao duyên” vào mỗi dịp đầu xuân, Tết Nguyên đán hàng năm. Tung còn đã trở thành môn thể thao dân tộc đặc sắc của vùng cao xứ Thanh. Không chỉ là để rèn luyện sức khỏe, thể hiện sự dẻo dai, khéo léo, tung còn còn là dịp để các nam thanh, nữ tú có cơ hội được kết duyên. Hình ảnh những chiếc còn được các đôi nam nữ tung qua chiếc vòng tròn trên không trung để tới tận tay nhau là nét văn hóa đặc trưng của vùng cao xứ Thanh. Tại TP Thanh Hóa cũng đã có sự quan tâm đầu tư khôi phục nhiều môn thể thao truyền thống, tổ chức các hội thi, hội diễn và các giải vào dịp tết, như: thi đấu cờ người, cờ tướng, biểu diễn vovinam, võ cổ truyền, lân - sư - rồng... nhằm đáp ứng nhu cầu vui xuân, đón tết của người dân.

Cho dù chịu tác động không nhỏ của các loại hình giải trí hiện đại, song các môn thể thao dân tộc, các trò chơi trò diễn dân gian vẫn có sức sống mạnh mẽ trong đời sống của Nhân dân và đồng bào các dân tộc xứ Thanh vào mỗi dịp tết đến, xuân về. Xuân Nhâm Dần năm nay, các địa phương đã có nhiều giải pháp, phương án tổ chức các hoạt động văn hóa - TDTT cho Nhân dân với tiêu chí bảo đảm “thích ứng linh hoạt”, an toàn phòng dịch và không quên kèm những ước vọng về một năm mới sức khỏe, may mắn, hạnh phúc, thành công và bình an.

Khánh Hưng


Khánh Hưng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]