(Baothanhhoa.vn) - Cách đây mấy hôm tôi được nhà thơ Lê Tuấn Lộc tặng cuốn sách “Người xứ Thanh”. Tôi vừa mừng vừa ngỡ ngàng. Vì chỉ mới cách đây vài tuần anh Lộc có nói với tôi, “em sắp in cuốn sách mới”, vậy mà hôm nay sách đã ra lò. Cầm trên tay tác phẩm mới, tôi nhận ra ngay hình ảnh xứ Thanh trên bìa sách: Biểu tượng “Chim hạc bay về trời”, một cụm tượng đài  uy nghi, hoành tráng, tọa lạc tại vòng xuyến giao nhau giữa Đại lộ Hùng Vương, Đại lộ Lê Lợi và Đại Lộ Nguyễn Hoàng TP Thanh Hóa. Và ở bìa 4 là hình ảnh cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã, biểu tượng kiên cường của xứ Thanh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lê Tuấn Lộc với “Người xứ Thanh”

Cách đây mấy hôm tôi được nhà thơ Lê Tuấn Lộc tặng cuốn sách “Người xứ Thanh”. Tôi vừa mừng vừa ngỡ ngàng. Vì chỉ mới cách đây vài tuần anh Lộc có nói với tôi, “em sắp in cuốn sách mới”, vậy mà hôm nay sách đã ra lò. Cầm trên tay tác phẩm mới, tôi nhận ra ngay hình ảnh xứ Thanh trên bìa sách: Biểu tượng “Chim hạc bay về trời”, một cụm tượng đài uy nghi, hoành tráng, tọa lạc tại vòng xuyến giao nhau giữa Đại lộ Hùng Vương, Đại lộ Lê Lợi và Đại Lộ Nguyễn Hoàng TP Thanh Hóa. Và ở bìa 4 là hình ảnh cầu Hàm Rồng bắc qua sông Mã, biểu tượng kiên cường của xứ Thanh.

Lê Tuấn Lộc với “Người xứ Thanh”

“Người xứ Thanh! Tên sách rất hay” - tôi hoàn toàn chia sẻ ý kiến này của nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên. Nó vùng miền chứ không rõ biên như bản đồ. “Người xứ Thanh”, cái tên vừa thân thương vừa cho tôi niềm tự hào về quá khứ cũng như hiện tại của quê hương. Người xứ Thanh đã vùng vẫy khắp muôn phương, mang gươm báu đi mở mang bờ cõi. Người xứ Thanh sinh ra và lớn lên ở vùng đất nghèo, chịu nhiều gian khổ, nhưng đó cũng là vùng đất khởi nguồn của bao triều đại đế vương mà Vua Lê Lợi là một trong số đó.

Người xứ Thanh đầu tiên được Lê Tuấn Lộc giới thiệu trong cuốn sách này là nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Có thể nói, ông là người xứ Thanh đương đại số một của Thanh Hóa. Anh Lộc viết: “Bác Lê Khả Phiêu là người đại diện cho dân tộc, cho đất nước, một Tổng Bí thư được cả nước tôn kính về tinh thần chống tham nhũng quyết liệt, nhưng với văn nghệ sĩ - nhà báo, không kể ở đâu, bác là một người cha già phúc hậu, nhân từ và đặc biệt hơn, chúng tôi được bác Lê Khả Phiêu rất yêu quý. Mỗi khi chúng tôi đến, bác tiếp đãi như khách quý”.

Chào mừng 990 năm Danh xưng Thanh Hóa (1029 - 2019), bộ sách “Với quê Thanh” có sự tham gia của 116 tác giả là các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, đạo diễn, nghệ sĩ biểu diễn người Thanh Hóa đang công tác và sinh sống tại Hà Nội, đã được ấn hành, quý II-2019. Bộ sách vinh dự được nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu viết lời giới thiệu. Ông nhấn mạnh:“Bộ sách “Với quê Thanh” là một bộ sách đồ sộ, giới thiệu các gương mặt tiêu biểu của văn nghệ sĩ và nhà báo xứ Thanh tại Hà Nội trong khoảng thời gian đổi mới 1986 - 2016... Bộ sách còn là những tư liệu quý cho dư địa chí địa phương, nhân vật chí hiện đại, là tư liệu cần cho các nhà khoa học xã hội. Tỉnh ủy và UBND tỉnh Thanh Hóa đã có chủ trương đúng để nâng cao hình ảnh người xứ Thanh ở bốn phương, góp phần giáo dục thế hệ trẻ tự hào về nền văn hiến tỉnh Thanh.

Tôi chúc mừng bộ sách quý đã được xuất bản nhân dịp 990 năm Danh xưng Thanh Hóa, năm 2019”.

Trong bài ký “Nét khuất Lê Huy Ngọ”, Lê Tuấn Lộc đã khắc họa một người con ưu tú của xứ Thanh, một Lê Huy Ngọ tài ba trong lãnh đạo khi làm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng lại rất giản dị, rất khiêm tốn trong đời thường, bác sống giản dị như nông dân. Lê Tuấn Lộc viết: “Gần bác Lê Huy Ngọ, tôi đã học được, đã biết được nhiều điều mà đời mình chưa từng được biết”. Hình ảnh bác Lê Huy Ngọ mặc áo mưa, xắn cao ống quần, dầm mưa lội nước, trực tiếp chỉ đạo chống lũ lụt ở miền Trung, đã để lại những ấn tượng cảm động, khó quên trong tâm trí nhiều người dân Việt Nam, trong đó có tôi.

Bây giờ tuy tuổi đã cao, đã ngoài 80, sức đã yếu, nhưng bác Lê Huy Ngọ vẫn cống hiến hết mình mà việc bác nhận trách nhiệm Trưởng Ban Liên lạc đồng hương Thanh Hóa tại Hà Nội là một thí dụ. Trong nhiều năm vừa qua Hội đồng hương Thanh Hóa tại Hà Nội hoạt động rất hiệu quả, gắn bó khăng khít với quê hương, phải kể đến công lao to lớn của bác Lê Huy Ngọ.

Còn giới văn nghệ sĩ - báo chí đồng hương Thanh Hóa tại Hà Nội được hưởng lợi rất nhiều từ sự quan tâm chăm sóc rất chu đáo của bác Lê Huy Ngọ, như nhà thơ Lê Tuấn Lộc đã kể trong truyện. Cũng cần nói thêm rằng, chẳng phải chỉ bây giờ, mà bác Lê Huy Ngọ đã gần gũi, sâu sát, quan tâm đến văn nghệ sĩ từ hồi bác còn làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Chính bác Lê Huy Ngọ đã gỡ nút thắt cho Đại hội lần thứ V Hội Văn học Nghệ thuật Thanh Hóa, trong cuộc bầu chủ tịch hội. Chính bác Lê Huy Ngọ đã có nhiều trăn trở khi đọc bài “Cái đêm hôm ấy đêm gì” của Phùng Gia Lộc, in trên tuần báo Văn nghệ.

Tôi chia sẻ câu kết luận truyện ký của Lê Tuấn Lộc: “Con người, ai chả có nét khuất. Nhưng nét khuất Lê Huy Ngọ, mãi khi bác đã ngoài tám mươi mà tôi còn chưa biết hết những nét khuất đáng quý”.

Tôi là người xứ Thanh từng công tác tại Bộ Ngoại giao. Nhưng có một người xứ Thanh tài ba mà tôi lấy làm tự hào, với tư cách là một cán bộ ngoại giao. Người đó là nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên. Ông là người Thanh Hóa, từng là thủ trưởng của tôi. Tôi cảm thấy mình được thơm lây, khi làm việc ở một cơ quan mà người đứng đầu là người đồng hương với mình. Ông Nguyễn Dy Niên người Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Có lẽ cũng vì những lý do như vậy mà tôi thích bài “Một nét Nguyễn Dy Niên” anh Lê Tuấn Lộc đã in trong cuốn “Người xứ Thanh”. Những câu chuyện về nguyên Bộ trưởng Nguyễn Dy Niên in trong cuốn sách này cho thấy, ông chẳng những là một nhà ngoại giao tài giỏi, uyên thâm, mà còn là một người lịch lãm, gần gũi và thân thiện. Lê Tuấn Lộc kể: “Tôi biết, báo chí đã từng nói, bác là người đầu tiên của ngành ngoại giao đã tổng kết những Tư tưởng Hồ Chí Minh về lĩnh vực ngoại giao và xây dựng khá đầy đủ những tư tưởng này thành hệ thống “Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh”, phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu nghệ thuật ngoại giao mang đặc trưng Việt Nam. Bác cũng đã giới thiệu việc tận dụng một cách có hệ thống và hiệu quả “Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh vào hoạt động đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế quốc tế của đất nước”.

“Người xứ Thanh” in khá nhiều bài về văn nghệ sĩ - nhà báo Thanh Hóa tại Hà Nội: nhà thơ Lê Đình Cánh, nhà thơ, nhất là thơ lục bát, nổi tiếng của Thanh Hóa với câu thơ để đời mang đậm bản sắc người mẹ xứ Thanh:

Lên thang chẳng dám bước dài

Vào khu tập thể gặp ai cũng chào.

Nhà thơ Trịnh Anh Đạt, người có bài thơ “Rau má” mà nhiều người, nhất là người Thanh Hóa, thuộc nằm lòng:

Vĩ nhân và các đời vua

Cũng từ rau má, ốc cua nên người

Nói ra em chớ vội cười

Cây rau má, sâm của người xứ Thanh.

Chân dung nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo được Lê Tuấn Lộc khắc họa khá đầy đủ và súc tích. Tạ Quang Bạo là một nghệ sĩ quân đội, một trong những đại biểu xuất sắc nhất về điêu khắc của thế hệ ông... Một trữ lượng tác phẩm dồi dào đã bồi đắp tên ông với nền điêu khắc Việt Nam hiện đại. Phẩm chất tự thân, giàu nội lực, sự nghiệp điêu khắc đầy hào sảng của ông có giá trị đồ sộ và vững bền theo thời gian. Trong số hàng loạt các tượng đài nổi tiếng của ông trên đất Việt phải kể đến: Tình hữu nghị Việt - Lào, tượng đài Nghĩa trang Buôn Mê Thuột, tượng đài Chiến thắng Nha Trang, tượng đài Chiến thắng Nhân Trạch, Vĩnh Phúc, tượng Đảo tiền tiêu...

Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Tâm Chính được Lê Tuấn Lộc kể đầy xúc động trong bài “Một cái tâm rất chính”. Chị quê Thọ Xuân, Thanh Hóa. Là nghệ sĩ nổi tiếng với tiết mực “Cô hàng giải khát”. Tiết mục mày đã từng được nữ nghệ sĩ biểu diễn phục vụ Bác Hồ xem, đã đạt nhiều giải thưởng cao tại các cuộc liên hoan xiếc trên thế giới. Người con gái xứ Thanh, NSND Tâm Chính, là giám đốc nữ đầu tiên của Liên đoàn Xiếc Việt Nam, từ năm 1987 đến 2004 và hiện nay chị là Chủ tịch Liên chi hội Xiếc Việt Nam. NSND Tâm Chính là niềm tự hào của xứ Thanh, của phụ nữ Thanh Hóa, người đã lớn lên, đã thành tài và nổi tiếng từ một làng quê huyện Thọ Xuân. Bây giờ, tuy tuổi đã cao, nhưng NSND Tâm Chính vẫn hoạt động tích cực, đầy nhiệt huyết với tư cách Phó trưởng Ban Liên lạc văn nghệ sĩ - nhà báo đồng hương Thanh Hóa tại Hà Nội.

Các văn nghệ sĩ xứ Thanh khác được Lê Tuấn Lộc giới thiệu trong cuốn sách này còn có: nhà thơ Nguyễn Anh Nông, nhà văn Lê Bá Thự, đạo diễn, NSND Nguyễn Thanh Vân, họa sĩ Lê Mai, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Công Thắng, kiến trúc sư Lê Hiệp...

Doanh nhân, nhà khoa học, Tiến sĩ Lê Xuân Thảo được giới thiệu trong bài “Người góp phần khai sinh khu du lịch Hải Tiến”. Bác Lê Huy Ngọ nói: “Xứ Thanh có một người như Lê Xuân Thảo thật là quý. Anh Thảo tham gia lãnh đạo hội đồng hương từ thời bác Lê Thế Chữ làm Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng hương Thanh Hóa tại Hà Nội, khoảng năm 2000 và anh còn làm Chủ tịch Hội đồng hương doanh nhân Thanh Hóa tại Hà Nội từ năm 2003. Anh Thảo làm công việc đồng hương xã, đồng hương huyện, đồng hương tỉnh, rồi làm đồng hương cả gia tộc”. Rồi bác kết luận: “Anh Thảo hay lắm, Lộc nên nghiên cứu. Con người ấy không những có tâm, có đức mà có cả lực, cả tiền... Người ta làm không chỉ vì tình mà còn vì huyện, vì xã, vì họ hàng gia tộc nữa. Những việc làm của Lê Xuân Thảo với quê hương, với tỉnh, với họ tộc... là rất lớn”. Câu chuyện “Người góp phần khai sinh khu du lịch Hải Tiến” khẳng định nhận định chính xác của bác Lê Huy Ngọ về tiến sĩ doanh nhân, nhà khoa học Lê Xuân Thảo.

Có một giám đốc doanh nghiệp trẻ, người xứ Thanh, quê gốc TP Thanh Hóa, đã mang bản sắc xứ Thanh, hương vị xứ Thanh ra thủ đô Hà Nội. Đó là anh Lương Xuân Nguyên, người có nhà hàng độc đáo mang tên “Hương vị xứ Thanh”, chuyên giới thiệu những món ăn đặc sản Thanh Hóa. Cửa hàng này tọa lạc tại 67, ngõ 165, Xuân Thủy, Cầu Giấy. Tại cửa hàng này thực khách có thể thưởng thức nem chua xứ Thanh, một trong 8 món ăn đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa, chả tôm, gỏi cá nhệch Nga Sơn, bánh cuốn, bánh tráng trăm phần trăm Thanh Hóa. Giắt xào là món đặc sản Thanh Hóa mà chắc chắn nhiều người còn chưa biết và nên đến đây thưởng thức. Các món ngon khác còn có bánh khoái, nem nướng lợn rừng, cháo lươn. Cháo lươn Thanh Hóa rất nhiều người thích ăn, khác biệt cháo lươn Nghệ An. Nhiều người Hà Nội rất thích ăn nem nướng Thọ Xuân và bánh xèo Thanh Hóa. Tại cửa hàng này khách hàng có thể mua nước mắm Ba Làng, nước mắm Thanh Hương, mắm tép Đình Trung (Hà Yên, Hà Trung) nổi tiếng, được gọi là mắm tép tiến vua. Bánh kẹo thì có bánh gai Tứ Trụ, bánh răng bừa Hà Trung, chè lam Phủ Quảng... Lương Xuân Nguyên giải thích: “Tên nhà hàng của cháu là Hương vị xứ Thanh, nhưng nội dung slogan là Hồn quê trong lòng thành phố. Cháu muốn nói đến hồn người xứ Thanh trong lòng thành phố Hà Nội”.

Xin chúc cho nhà hàng Hương vị xứ Thanh luôn luôn đắt hàng và đắt khách, luôn luôn đậm đà bản sắc xứ Thanh.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn nhà thơ Lê Tuấn Lộc đã cho trình làng cuốn sách “Người xứ Thanh”, cho người đọc có hội tìm hiểu sâu hơn con người và vùng đất “địa linh nhân kiệt” Thanh Hóa.

Lê Bá Thự



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]