(Baothanhhoa.vn) - Trên địa bàn các huyện miền núi hiện có 116 làng nghề truyền thống, với 10.425 hộ làm nghề. Trong đó, 52 làng nghề dệt thổ cẩm, với 2.766 hộ; 22 làng nghề ủ rượu cần, với 3.992 hộ; 15 làng nghề nấu rượu siêu men lá, với 856 hộ; 11 làng nghề mây tre đan, với 1.205 hộ; 8 làng nghề đan cót, với 1.277 hộ; 8 làng nghề trồng và kinh doanh cây cảnh, với 329 hộ... Một số nghề truyền thống đã có những sản phẩm độc đáo mang đậm nét văn hóa của từng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc miền núi của tỉnh được lưu truyền đến ngày nay. Tuy nhiên, cũng có nghề mai một cần có giải pháp để khôi phục, phát triển.

Khó khăn trong bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số

Trên địa bàn các huyện miền núi hiện có 116 làng nghề truyền thống, với 10.425 hộ làm nghề. Trong đó, 52 làng nghề dệt thổ cẩm, với 2.766 hộ; 22 làng nghề ủ rượu cần, với 3.992 hộ; 15 làng nghề nấu rượu siêu men lá, với 856 hộ; 11 làng nghề mây tre đan, với 1.205 hộ; 8 làng nghề đan cót, với 1.277 hộ; 8 làng nghề trồng và kinh doanh cây cảnh, với 329 hộ... Một số nghề truyền thống đã có những sản phẩm độc đáo mang đậm nét văn hóa của từng dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc miền núi của tỉnh được lưu truyền đến ngày nay. Tuy nhiên, cũng có nghề mai một cần có giải pháp để khôi phục, phát triển.

Khó khăn trong bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu sốPhụ nữ thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm (Bá Thước) duy trì và phát triển nghề dệt thổ cẩm

Trước nguy cơ nghề nấu rượu siêu men lá truyền thống bị thất truyền, huyện Lang Chánh chọn bản Năng Cát, xã Trí Nang làm thí điểm khôi phục lại nghề nấu rượu bằng men lá rừng truyền thống của đồng bào dân tộc Thái. Đến nay, xã Trí Nang đang từng bước tạo dựng được thương hiệu rượu siêu men lá Lang Chánh với hương vị hấp dẫn, êm dịu... góp phần lưu giữ và phát triển văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc trên địa bàn các huyện miền núi. Đối với nghề dệt thổ cẩm, năm 2014, Hội LHPN tỉnh đã hỗ trợ 20 máy may công nghiệp, 28 khung cửi và 100 triệu đồng cho chi hội phụ nữ thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm (Bá Thước) để khôi phục, phát triển nghề dệt thổ cẩm. Đến nay, thôn Lặn Ngoài đã thu hút 52 hộ gia đình tham gia dệt thổ cẩm phục vụ khách du lịch đến với Pù Luông. Ðể gìn giữ và phát triển nghề dệt thổ cẩm, xã Lũng Niêm đang chuẩn bị các điều kiện để thành lập HTX trong thời gian tới.

Thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề truyền thống vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020”, UBND tỉnh đã công nhận 8 làng nghề truyền thống của xã Xuân Du (Như Thanh), đây là các làng nghề chủ yếu gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, khu vực miền núi của tỉnh có 5 tổ hợp tác đang duy trì nghề thường xuyên, đó là: Tổ hợp tác dệt thổ cẩm bản Sáng, bản Pùng, xã Quang Chiểu (Mường Lát); tổ hợp tác dệt thổ cẩm bản Ban, xã Hồi Xuân (Quan Hóa); tổ hợp tác sản xuất và thu mua rượu siêu men lá bản Năng Cát, xã Trí Nang (Lang Chánh); tổ hợp tác thu mua cót, xã Cẩm Quý (Cẩm Thủy), các tổ hợp tác này chủ yếu cung ứng nguyên vật liệu và thu mua sản phẩm.

Hiện nay, tình hình bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số của tỉnh đang còn khó khăn, chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, thậm chí một số nghề có nguy cơ biến mất, do không đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất hàng loạt trong thời đại CNH, HĐH. Phần lớn các nghề, làng nghề truyền thống còn duy trì ở các huyện miền núi chỉ ở phạm vi hộ gia đình, trong bản làng vùng sâu, vùng xa, vùng giáp biên giới với nước bạn Lào, chưa có hướng phát triển mở rộng nên ít có cơ hội để phát triển. Đối tượng duy trì làm nghề của các nghề truyền thống còn bị hạn chế, chỉ tập trung vào đối tượng trung niên, cao tuổi, hoạt động trong thời gian nông nhàn. Sản phẩm từ nghề, làng nghề truyền thống sản xuất ra chủ yếu sử dụng cho gia đình, trong nội vùng dân tộc thiểu số, một số ít được bán cho du khách vãng lai. Mặc dù trên địa bàn các huyện miền núi có nhiều khu, điểm du lịch, danh lam thắng cảnh và cửa khẩu... tuy nhiên, mới có 1 làng nghề truyền thống được quy hoạch đầu tư gắn với phát triển du lịch. Đó là làng nghề dệt thổ cẩm, xã Cẩm Lương (Cẩm Thủy), gắn với du lịch Suối cá Cẩm Lương.

Xuất phát từ những tồn tại nêu trên, các ngành có liên quan của tỉnh, địa phương đang tiếp tục tuyên truyền tới đồng bào các dân tộc thiểu số về tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống của dân tộc mình, để họ tích cực tham gia bảo tồn, lưu giữ những sản phẩm truyền thống độc đáo. Quan tâm truyền nghề, dạy nghề cho những người đang trong độ tuổi lao động, tầng lớp thanh, thiếu niên. Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề truyền thống gắn kết với quy hoạch vùng nguyên liệu, với phong tục tập quán và nguồn lao động tại chỗ của địa phương. Đồng thời, gắn kết với các hoạt động du lịch, khu vực cửa khẩu, Chương trình OCOP, nhằm góp phần nâng cao giá trị sản phẩm của nghề, làng nghề truyền thống.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]