(Baothanhhoa.vn) - Huyện Quan Sơn hiện có 4 dân tộc anh em cùng sinh sống là Thái, Mường, Kinh và Mông, trong đó người Thái chiếm trên 80% dân số. Do vậy, bản sắc văn hóa dân tộc Thái cũng có thể được xem là đại diện cho văn hóa vùng đất này.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Quan Sơn bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Thái

Huyện Quan Sơn hiện có 4 dân tộc anh em cùng sinh sống là Thái, Mường, Kinh và Mông, trong đó người Thái chiếm trên 80% dân số. Do vậy, bản sắc văn hóa dân tộc Thái cũng có thể được xem là đại diện cho văn hóa vùng đất này.

Huyện Quan Sơn bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Thái

Trang phục là một trong những nét đẹp truyền thống được người dân bản Làng Mới, xã Sơn Hà lưu giữ.

Cùng với lễ hội truyền thống, tín ngưỡng, tiếng nói, ẩm thực, trang phục, tập quán ma chay, cưới hỏi... thì sách chữ Thái cũng giữ vị trí khá quan trọng trong đời sống vật chất, tinh thần dân tộc Thái. Đó là tài sản vô giá của đồng bào, được tích tụ, gìn giữ trong quá trình phát triển, đã và đang trở thành nguồn tài nguyên to lớn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Quan Sơn.

Giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Thái cũng gắn liền với những nếp nhà sàn, nghề dệt thổ cẩm, làm rượu cần, cơm lam, thịt bò khô ướp hạt mắc khẻn, canh uôi nấu với cá sông nướng... Trong văn hóa phi vật thể, đồng bào dân tộc Thái ở huyện Quan Sơn có nhiều loại hình dân ca, dân vũ như: hát khặp, hát ru, múa chá, khua luống, trống chiêng... Ngoài ra còn có các lễ hội, như: Mường Xia, Păn bán mương, sên bản, sên mường, mừng cơm mới, làm vía, đám cưới truyền thống... đều được Nhân dân gìn giữ và bảo tồn.

Để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Thái, huyện Quan Sơn đã thực hiện một số giải pháp, trong đó phát động phong trào thi đua đăng ký xây dựng cơ quan, làng bản, gia đình văn hóa, trong đó có nội dung tiêu chí là sưu tầm, giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống; khuyến khích Nhân dân làm nhà sàn truyền thống; duy trì, phát huy làng nghề dệt thổ cẩm, nghề làm rượu cần, các món ăn truyền thống... Với những giải pháp cụ thể, đến nay tỷ lệ các hộ gia đình là đồng bào Thái huyện Quan Sơn đang ở nhà sàn chiếm trên 80%; 100% hộ gia đình vẫn duy trì nghề dệt thổ cẩm; 80% số hộ duy trì nghề làm rượu cần; 100% thôn, bản đã thành lập, duy trì đội văn nghệ. Thậm chí có bản thành lập từ 2 đến 3 đội văn nghệ thường xuyên tập luyện cùng nhau và tổ chức giao lưu văn nghệ giữa bản này với bản kia, xã nhà và xã bạn, từ đó góp phần không nhỏ trong quá trình phục vụ nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Đây cũng là giải pháp thiết thực để bảo tồn, gìn giữ những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Thái trên địa bàn huyện.

Bài và ảnh: Xuân Minh


Bài và ảnh: Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]