(Baothanhhoa.vn) - Tết khép lại, xuân mở ra, là lúc để các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng làng xã ở nhiều nơi, trong đó có những hội làng “bắc cầu” đưa người làng đi xa về quê. Đây là một mỹ tục, có điều hội làng dưới con mắt của một số người tổ chức thực dụng, đã trở nên không còn đầy đủ, vẹn nguyên ý nghĩa.

Hội làng...

Tết khép lại, xuân mở ra, là lúc để các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng làng xã ở nhiều nơi, trong đó có những hội làng “bắc cầu” đưa người làng đi xa về quê. Đây là một mỹ tục, có điều hội làng dưới con mắt của một số người tổ chức thực dụng, đã trở nên không còn đầy đủ, vẹn nguyên ý nghĩa.

Hội làng...

(Ảnh minh họa).

Từ trước tết đến giờ nhiều người ở quê gọi điện thoại cho tôi và những người làng xa quê đang sống ở thành phố cùng với một nội dung: Bố trí công việc để cả nhà về quê hội làng cho đông vui, thể hiện tấm lòng thành. Bác trưởng làng còn phát đi bức thư mời với những lời lẽ chứa chan tình cảm, khơi gợi lại rất nhiều ký ức xưa cũ, chỉ đọc thôi đã thấy muốn về quê ngay.

Nhưng sau khi nhận lời, là những dòng tin nhắn được gửi đến. Những dòng tin nhắn về kinh phí. Hội làng năm nay theo ban quản lý làng sẽ phục dựng nhiều trò chơi truyền thống. Nhân dịp hội làng cũng sẽ bàn chuyện sửa sang lại một số công trình trong khuôn viên đình làng. Đình làng mới tu bổ vài năm trước, kêu gọi con em xa quê đóng góp như một kiểu bổ bán, giờ lại thêm lần nữa được định mức dưới danh nghĩa phát tâm gây công quả với làng. Tình yêu làng quê, mong muốn về quê để tắm hồn làng trong dịp hội làng thì ai cũng muốn, nhưng dòng liệt kê kinh phí mà người xa quê nhận được cũng có thể coi là một nỗi niềm. Có phải ai xa quê cũng thành đạt, cũng khấm khá đâu, trong khi nhu cầu về quê thì ai cũng có, nhất là trong những dịp long trọng như hội làng. Đừng nên nhìn vào người đi xa và định lượng tình cảm, trách nhiệm với làng quê của họ bằng mức tiền được dùng dưới cái tên gọi mỹ miều: Phát tâm công quả!

Là người lớn lên từ làng, xa làng đã lâu, ai cũng mong hướng về tiên tổ, về quê nhà lắm chứ. Tôi hiểu điều đó, nhưng đâu nhất thiết cứ phải xác nhận về dự hội làng và tham gia đóng góp kinh phí để tổ chức hội làng và sửa sang đình làng mới là yêu quê hương. Người làng đi xa có nhiều cách để thể hiện tấm lòng của mình với quê hương. Họ có cách đóng góp của riêng mình, chứ đâu cứ nhất thiết phải nhận lời và đăng ký đóng góp tiền bạc. Sự đóng góp mà tôi cho rằng lớn nhất, giá trị nhất, cũng bền vững nhất, đó chính là tình cảm. Đóng góp tiền bạc chỉ là một trong những phương thức để biểu đạt tình cảm của con người. Người đóng góp nhiều chưa hẳn đã là người có trách nhiệm đúng nghĩa với làng quê, mà có thể chỉ là sự khoe khoang, thực dụng, mong cầu lợi ích khác từ người làng.

Sau nhiều lần tham gia hội làng, chứng kiến những gì đã diễn ra, tôi nhận ra rằng những người rất hăng hái chuyện tiền nong đóng góp, lại là những người vắng mặt ở hội làng nhiều nhất. Có thể họ bận công việc, nhưng cũng có thể vì những lý do khác, trong đó không loại trừ việc họ cho rằng đồng tiền mà họ đóng góp là đại diện cao nhất cho tình cảm, lòng tôn kính, ngưỡng vọng thành hoàng làng. Họ có mặt để tham dự hội làng, tắm tình cảm quê hương trong dịp quan trọng này hay không, không quan trọng nữa, bởi họ chi ra đồng tiền như là có tiếng nói trọng lượng với ban quản lý làng rồi.

Hạnh Nhiên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]