(Baothanhhoa.vn) - Đền thờ Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi - ngôi đền hơn 400 tuổi được ví như Thành nhà Hồ thu nhỏ, hiện đã xuống cấp.

Di tích lịch sử hơn 400 năm tuổi xuống cấp

Đền thờ Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi - ngôi đền hơn 400 tuổi được ví như Thành nhà Hồ thu nhỏ, hiện đã xuống cấp.

Di tích lịch sử hơn 400 năm tuổi xuống cấp

Đền thờ Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi tọa lạc trên diện tích 38.000 m2, nằm giữa cánh đồng thuộc xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn. Đền được xây dựng năm 1617, đến nay ngôi đền cổ đã hơn 400 tuổi.

Di tích lịch sử hơn 400 năm tuổi xuống cấp

Kiến trúc của ngôi đền là điển hình về nghệ thuật kiến trúc của một thời kỳ lịch sử, ẩn chứa những tư tưởng, trí tuệ của người xưa. Không chỉ là công trình có lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo, khu đền thờ Nguyễn Văn Nghi (người đã dạy học cho 2 vua nhà Lê) còn mang giá trị lịch sử - văn hóa to lớn, thể hiện đạo lý “Tôn sư trọng đạo” và “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta.

Di tích lịch sử hơn 400 năm tuổi xuống cấp

Trong đền còn lưu giữ hai tấm văn bia bằng đá nguyên khối kích thước lớn. Một bia ghi về gia đình, dòng họ, thân thế, sự nghiệp của Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi. Bia còn lại là Thượng Thư lệnh công ký, niên đại năm Vĩnh Tộ thứ 10 (1628). Bia có mái che hình vuông bằng đá, ghi công đức và việc cung tiến của nhân dân.

Di tích lịch sử hơn 400 năm tuổi xuống cấp

Năm 1990, đền thờ Nguyễn Văn Nghi được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Di tích lịch sử hơn 400 năm tuổi xuống cấp

Trải qua thời gian và nhiều biến cố lịch sử, đền thờ đang bị xuống cấp nặng. Toàn bộ công trình, nơi còn nguyên vẹn nhất là cổng đền được làm bằng đá tảng và gạch nung.

Di tích lịch sử hơn 400 năm tuổi xuống cấp

Dọc lối đi vào gần cổng đền có hai hàng tượng ngựa, voi đá, tượng người chầu được điêu khắc tinh xảo.

Di tích lịch sử hơn 400 năm tuổi xuống cấp

Song do thời gian khiến rêu mốc, cây cối cỏ dại mọc đầy xung quanh, có tượng bị sứt mẻ.

Di tích lịch sử hơn 400 năm tuổi xuống cấp

Khu đền được thiết kế bao gồm 2 vòng thành khép kín, vòng thành ngoại được đắp bằng đất, vòng thành trong được dựng bằng đá. Tuy nhiên, theo thời gian giờ đây tường thành đá bị đổ sập, chỉ còn một số đoạn ở hướng Đông.

Di tích lịch sử hơn 400 năm tuổi xuống cấp

Nhiều người cao niên cho biết, trước đây bên trong khu đền thờ có nhiều dãy nhà và các công trình quy mô như bái đường, sân lễ, tiền điện, hậu điện và phần phụ trợ khác nhưng nay chỉ còn lại nền móng hoặc đã hoàn toàn mất dấu vết.

Di tích lịch sử hơn 400 năm tuổi xuống cấp

Hiện nay chỉ còn lại gian nhà nhỏ dùng làm nơi thờ tự. Đây là gian nhà nằm giữa, nối gian tiền đường, trung đường với nhà chánh tổng phía sau.

Di tích lịch sử hơn 400 năm tuổi xuống cấp

Căn nhà dạng mái vẩy, lợp ngói mũi hài nung thủ công, do ảnh hưởng của thời tiết nên các khung, xà của gian nhà nối cũng đã bị mối mọt, khó có thể sử dụng được lâu dài.

Di tích lịch sử hơn 400 năm tuổi xuống cấp

Được biết, năm 2014, UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt dự án tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật đền thờ Nguyễn Văn Nghi. Tuy nhiên, đến nay dự án mới dừng ở công đoạn khảo cổ, đánh giá hiện trạng di tích, còn còn các hạng mục trùng tu khác đang chưa được thực hiện.

Hoàng Đông

Tin liên quan:
  • Di tích lịch sử hơn 400 năm tuổi xuống cấp
    Hoa gạo nở đỏ rực trước sân đền hàng trăm năm tuổi ở Sầm Sơn

    Hơn 60 năm tuổi, cây hoa gạo giữa sân đền Cá Lập ở phố biển Sầm Sơn bao năm vẫn sừng sững. Tháng 3 về, hoa gạo nở đỏ rực đẹp hút hồn du khách thập phương.

  • Di tích lịch sử hơn 400 năm tuổi xuống cấp
    Lời giải nào cho bài toán trùng tu các khu di tích

    Tình trạng di tích bị “biến dạng”, “trẻ hóa” sau trùng tu, tôn tạo đang ngày càng trở nên phổ biến. Đó không còn là chuyện hi hữu hay sai sót nhỏ. Một bài toán khó cho ngành văn hóa, nhưng họ buộc phải hành động trước khi quá muộn!

  • Di tích lịch sử hơn 400 năm tuổi xuống cấp
    Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đình làng

    Đình làng là hình ảnh bình dị, thân thuộc gắn liền với đời sống người dân, là hồn cốt của mỗi miền quê xưa cũ. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều ngôi đình làng đang bị xuống cấp và có dấu hiệu mất dần “chỗ đứng” trong đời sống sinh hoạt của mỗi làng quê. Hơn lúc nào hết, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đình làng là điều cần thiết, góp phần lưu giữ những di sản quý báu của dân tộc.

  • Di tích lịch sử hơn 400 năm tuổi xuống cấp
    Cần tu bổ, tôn tạo quần thể Di tích Lê Thì Hiến

    Là một di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia từ năm 1993 nhưng quần thể Di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến hàng trăm năm tuổi ở thôn Phú Hào, xã Thọ Phú (huyện Triệu Sơn) vẫn đang chờ được trùng tu, tôn tạo.

  • Di tích lịch sử hơn 400 năm tuổi xuống cấp
    Huyện Đông Sơn tập trung trùng tu, tôn tạo các di tích, danh thắng

    Trên địa bàn huyện Đông Sơn có 92 di tích, trong đó có nhiều di tích có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật.


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]