(Baothanhhoa.vn) - Xứ Thanh, mảnh đất có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa, với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng, chứa đựng tinh hoa, giá trị tinh thần cốt lõi của dân tộc. Hòa trong dòng chảy của lịch sử, những giá trị văn hóa ấy tiếp tục được bồi đắp, thấm sâu vào đời sống, trở thành sức mạnh nội sinh to lớn thúc đẩy sự phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội.

Để văn hóa thấm sâu vào đời sống

Xứ Thanh, mảnh đất có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa, với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng, chứa đựng tinh hoa, giá trị tinh thần cốt lõi của dân tộc. Hòa trong dòng chảy của lịch sử, những giá trị văn hóa ấy tiếp tục được bồi đắp, thấm sâu vào đời sống, trở thành sức mạnh nội sinh to lớn thúc đẩy sự phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội.

Để văn hóa thấm sâu vào đời sốngLễ hội đền Bà Triệu, xã Triệu Lộc (Hậu Lộc).

Thời gian qua, để văn hóa thấm sâu vào đời sống và có sức lan tỏa mạnh mẽ, các cấp, ngành trên địa bàn tỉnh luôn tích cực, chủ động thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước nhất là Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Nhờ đó, sự nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến, tạo động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến là việc thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” từ tỉnh đến cơ sở. Nhiều địa phương đã có những mô hình hiệu quả, cách làm hay, sáng tạo để vận động Nhân dân hưởng ứng phong trào, thấy rõ lợi ích và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra. Trong năm 2022, toàn tỉnh ước có 3.311/4.357 thôn, bản, tổ dân phố được công nhận khu dân cư văn hóa, đạt tỷ lệ 76%. Cũng trong năm 2022, toàn tỉnh có 737.525/957.825 hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 77%. Các gia đình văn hóa đều là những tấm gương sáng ở cộng đồng dân cư; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào của địa phương; xây dựng gia đình luôn hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong lao động, sản xuất, tình làng, nghĩa xóm được thắt chặt. Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, đám cưới, đám tang không tổ chức ăn uống linh đình, kéo dài, lãng phí.

...trong năm 2022, toàn tỉnh có 737.525/957.825 hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 77%.

Các hoạt động xã hội hóa xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao được quan tâm xây dựng. Đến nay, đã có 21/27 đơn vị hành chính cấp huyện xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao cấp huyện đạt tỷ lệ 77,8%; 446/559 đơn vị hành chính cấp xã có cơ sở vật chất văn hóa, thể thao (gồm trung tâm văn hóa - thể thao, hội trường đa năng), đạt tỷ lệ 79,7%; 4.150/4.357 thôn, bản tổ dân phố có nhà văn hóa - khu thể thao, đạt tỷ lệ 95,2%.

Khi văn hóa đã thấm sâu vào đời sống, thì các sự kiện văn hóa, lễ hội ở các địa phương như lễ hội Trò Chiềng, xã Yên Ninh (Yên Định); Kin chiêng Boọc Mạy, xã Xuân Phúc (Như Thanh); trò diễn dân gian Ngũ trò Viên Khê, xã Đông Anh (Đông Sơn), lễ hội Cầu Ngư, xã Ngư Lộc (Hậu Lộc), lễ hội đền Độc Cước (TP Sầm Sơn), lễ hội Mường Ca Da (Quan Hóa); lễ hội đền Mưng, xã Trung Thành (Nông Cống); lễ hội Mường Xia, xã Sơn Thủy (Quan Sơn); lễ hội đền Bà Triệu, xã Triệu Lộc (Hậu Lộc)... cũng thu hút được đông đảo người dân hưởng ứng tham gia, góp phần giữ gìn, phát huy giá trị và quảng bá lễ hội đến du khách thập phương.

Với 1.535 di tích, lịch sử - văn hóa tỉnh ta luôn xác định đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho tương lai, đầu tư cho phát triển. Do đó, các cấp, ngành trong tỉnh đã quan tâm kiểm kê, đánh giá đúng thực trạng hệ thống di sản văn hóa đang sở hữu. Quan tâm dành nguồn ngân sách và huy động xã hội hóa cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích, từ đó, góp phần quảng bá hình ảnh địa phương, làm nên sức hấp dẫn thu hút khách du lịch đến tham quan, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

Với 1.535 di tích, lịch sử - văn hóa tỉnh ta luôn xác định đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho tương lai, đầu tư cho phát triển.

...xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã chính thức xác định “du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn”.

Để khai thác nguồn lực văn hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là du lịch, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và triển khai hàng loạt nghị quyết, cơ chế, chính sách để đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Điển hình là, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chiếm tỷ trọng cao trong kinh tế dịch vụ của tỉnh, phù hợp với yêu cầu và xu thế phát triển của đất nước. Đến Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã chính thức xác định “du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn”. Bởi vậy, những năm qua, tỉnh ta đã đề ra hàng loạt các giải pháp mang tính đột phá, như: Tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng, hoàn thiện, khai thác tốt hệ thống hạ tầng du lịch gắn với hạ tầng giao thông đồng bộ; quan tâm phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch dựa trên tiềm năng và thế mạnh hiện có; mở rộng không gian phát triển du lịch liên kết thị trường trong nước, quốc tế để tăng thời gian lưu trú và mức chi tiêu của du khách, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực du lịch; bảo đảm môi trường du lịch an toàn, hấp dẫn, văn minh...

Có thể khẳng định, văn hóa đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vậy, để văn hóa thấm sâu vào đời sống, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành và tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh sẽ tiếp tục hướng các hoạt động văn hóa vào việc xây dựng và phát triển con người một cách toàn diện; lên án mạnh mẽ và quyết tâm đẩy lùi các biểu hiện phản văn hóa, suy thoái đạo đức, lối sống, cái ác, cái xấu, cái tiêu cực, lạc hậu; tích cực bảo vệ, khuyến khích, nhân rộng cái tốt, cái thiện, các giá trị nhân văn, thuần phong mỹ tục trong đời sống xã hội; tích cực khai thác các thế mạnh từ văn hóa làm động lực để đưa kinh tế - xã hội phát triển; quan tâm bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ làm công tác văn hóa. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII). Qua đó, làm cho văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh hay tiền đề vững chắc, góp phần xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa theo tinh thần Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Bài và ảnh: Nguyễn Đạt



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]