(Baothanhhoa.vn) - Mỗi độ xuân về, đồng bào dân tộc Mường ở thôn Bái Đa 1, xã Phượng Nghi (Như Thanh) lại phấn khởi tổ chức lễ hội mừng cơm mới.

Đặc sắc lễ hội mừng cơm mới của đồng bào Mường, xã Phượng Nghi

Mỗi độ xuân về, đồng bào dân tộc Mường ở thôn Bái Đa 1, xã Phượng Nghi (Như Thanh) lại phấn khởi tổ chức lễ hội mừng cơm mới.

Đặc sắc lễ hội mừng cơm mới của đồng bào Mường, xã Phượng NghiNghi lễ rước vía lúa và nghi thức cúng cơm mới của đồng bào dân tộc Mường ở thôn Bái Đa 1, xã Phượng Nghi.

Mở đầu lễ hội mừng cơm mới là nghi thức rước vía lúa và nghi thức cúng cơm mới tại đình thành hoàng của bản Mường. Thầy cúng thực hiện các nghi lễ bày tỏ lòng biết ơn với trời đất, tổ tiên, cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Tham gia lễ cúng mừng cơm mới có đại diện già làng, trưởng bản, người có uy tín trong thôn. Ngoài phần lễ, trong lễ hội mừng cơm mới còn diễn ra các trò chơi, trò diễn dân gian như nhảy sạp, đánh mảng, tung còn và các hoạt động văn hóa- thể thao được đông đảo người dân hưởng ứng.

Lễ hội mừng cơm mới của người dân tộc Mường ở thôn Bái Đa 1 thường được tổ chức vào một ngày nhất định trong năm. Trước đây, do giống lúa cũ, thời gian sinh trưởng dài nên thường được tổ chức vào tháng 10. Hiện nay, giống lúa mới ngắn ngày hơn nên lúa gặt sớm hơn. Vì vậy, lễ mừng cơm mới được tổ chức sớm hơn. Mỗi gia đình thường chọn ngày đẹp, không tổ chức vào ngày kiêng cữ, hoặc ngày mất của ông bà, bố mẹ, người thân trong gia đình. Lễ hội nhằm cảm ơn tổ tiên, những người được con cháu “nhờ trông nom” nương rẫy, giờ đây mùa màng tươi tốt, lúa đã chín, đã đến lúc thu hoạch. Con cháu gặt lúa làm mâm cơm mới, cùng với chút lễ vật mời tổ tiên về hưởng lộc, ăn cơm mới phù hộ cho gia đình, làng bản năm mới mùa màng bội thu.

Nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, giáo dục con cháu đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, ngày nay lễ hội mừng cơm mới được tổ chức quy mô cộng đồng khu dân cư và tổ chức vào ngày đầu xuân. Đây cũng là thời điểm con cháu đi làm ăn xa trở về sum họp, quây quần bên gia đình, làng xóm.

Lễ hội là nghi lễ nông nghiệp có tính chất tâm linh, mang ý nghĩa tốt đẹp của đồng bào dân tộc Mường ở thôn Bái Đa 1 để tỏ lòng tạ ơn ông bà, tổ tiên đã phù hộ cho “Mưa thuận gió hòa” mùa màng bội thu.

Bài và ảnh: Khánh Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]