(Baothanhhoa.vn) - Huyện Ngọc Lặc có 4 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm gần 71%. Hiện nay, đồng bào dân tộc Mường ở đây còn lưu giữ một kho tàng văn hóa vật thể, phi vật thể vô cùng phong phú, trong đó làn điệu hát xường giao duyên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bảo tồn điệu hát xường giao duyên của người Mường ở huyện Ngọc Lặc

Huyện Ngọc Lặc có 4 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm gần 71%. Hiện nay, đồng bào dân tộc Mường ở đây còn lưu giữ một kho tàng văn hóa vật thể, phi vật thể vô cùng phong phú, trong đó làn điệu hát xường giao duyên đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản phi vật thể quốc gia.

Bảo tồn điệu hát xường giao duyên của người Mường ở huyện Ngọc Lặc

Hát xường giao duyên của đồng bào dân tộc Mường Ngọc Lặc.

Như thường lệ, cứ mỗi dịp tết đến, xuân về những nam thanh, nữ tú ở các bản Mường ở các xã Cao Ngọc, Thạch Lập, Minh Sơn... lại tìm đến nhau để hát đối những làn điệu xường giao duyên. Hát xường có nhiều loại như xường chúc, xường cài hoa, nhưng phổ biến nhất vẫn là xường giao duyên. Nét độc đáo trong điệu xường giao duyên là lời ca được ứng khẩu ngay tại chỗ, không theo một khuôn mẫu có sẵn mà sáng tạo một cách linh hoạt, hài hòa. Địa chỉ để hát xường giao duyên được chọn là nhà sàn quanh bếp lửa mùa đông, hay bên con suối chảy êm đềm, dưới sân nhà sàn, bên cây bông hoa, hay ruộng lúa trĩu bông vàng rười rượi dưới trăng, nơi tập trung có sự kiện đông người khi vui, hoặc khi buồn... Đối tượng tham gia hát xường là một tốp nam và một tốp nữ, bên chủ nhà và bên khách mời. Hát xường chia làm ba chặng với nội dung lời hát khác nhau cho phù hợp từng chặng. Chặng một là bên chủ hát mời khách trước. Chặng hai bên khách hát đối đáp sau. Chặng ba là hai bên thay nhau hát lời hẹn thề, dặn dò, tạm biệt và hẹn gặp lại lần hát xường sau.

Nội dung lời hát rất phong phú, như ca ngợi tinh thần đoàn kết, tình yêu đôi lứa, tương thân, tương ái, ca ngợi cảnh đẹp quê hương, làng bản của nhau, ca ngợi quê hương, đất nước đổi mới. Đồng thời cũng có những lời ca khen tính nết tốt, lòng can đảm, hình thể xinh đẹp và đức năng cần cù trong lao động, như: “Anh đi chín bản, mười làng/ Thức xường cho trăng trong xuống ngó/ Lay gió cho sấm động tháng ba/ Anh đi hát xường cài hoa để kịp mùa cấy gặt”...

Để bảo tồn phát huy điệu hát xường của dân tộc Mường, những năm qua huyện Ngọc Lặc đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến đông đảo người dân về giá trị to lớn của làn điệu hát xường giao duyên; đưa làn điệu hát xường giao duyên vào các lễ hội; thành lập các câu lạc bộ xường, hội xường, tổ chức các cuộc thi xường kết hợp với du lịch bản địa và hướng tới đưa bộ môn xường vào các tiết học ngoại khóa trong các trường học.

Bài và ảnh: Khánh Linh


Bài và ảnh: Khánh Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]