(Baothanhhoa.vn) - Tình trạng vi phạm pháp luật trong thanh, thiếu niên được đánh giá ngày càng phức tạp. Bởi vậy, cần trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức, hiểu biết pháp luật và những kỹ năng cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong học đường.

Tuyên truyền phòng ngừa vi phạm pháp luật trong học đường

Tình trạng vi phạm pháp luật trong thanh, thiếu niên được đánh giá ngày càng phức tạp. Bởi vậy, cần trang bị cho học sinh, sinh viên những kiến thức, hiểu biết pháp luật và những kỹ năng cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong học đường.

Tuyên truyền phòng ngừa vi phạm pháp luật trong học đườngĐoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh tổ chức “Phiên tòa giả định” phổ biến pháp luật về phòng, chống ma túy.

Nhiều vụ việc bạo lực

Thời gian gần đây, tại một số địa phương trong tỉnh xảy ra các sự việc liên quan đến bạo lực học đường khiến dư luận bức xúc. Đầu tháng 12-2022, trên mạng xã hội xuất hiện một clip dài 39 giây, ghi lại cảnh một nhóm học sinh đánh nhau, la hét. Sự việc xảy ra tại một mặt bằng quy hoạch dân cư, khu vực thưa vắng người ở. Nhóm người trong clip được xác định là học sinh Trường THCS xã Minh Lộc (Hậu Lộc).

Giữa tháng 12-2022, cũng trên mạng xã hội, một clip dài hơn 2 phút ghi lại cảnh một nữ sinh dùng mũ bảo hiểm đập liên tiếp vào đầu một nữ sinh khác, sau đó kéo bạn xuống ruộng rồi nhấn xuống bùn, dùng chân đạp liên tiếp vào mặt... khiến người xem clip phẫn nộ vì hành vi bạo lực giữa học sinh với học sinh. Đáng nói, sự việc xảy ra ngay trước cổng trường học, trước sự chứng kiến của nhiều học sinh cùng trang lứa, tuy nhiên không ai vào can ngăn, thậm chí có nhiều bạn còn reo hò, nói cười và cổ vũ. Sự việc được xác định xảy ra tại Trường THCS Phùng Giáo (Ngọc Lặc).

Bạo lực học đường và vi phạm pháp luật trong các cơ sở giáo dục xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có ảnh hưởng từ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mạng xã hội đã phần nào tác động tiêu cực đến quá trình hình thành nhân cách, đạo đức của học sinh...

Đầu tháng 2-2023, Công an huyện Triệu Sơn đã khởi tố vụ án để điều tra nhóm đối tượng liên quan vụ nữ nhân viên giao hàng bị đánh, cướp tài sản. Theo phản ánh của chị V.T.G. (SN 1984), trú thôn 14, xã Thọ Bình, huyện Triệu Sơn, trưa ngày 24-11-2022, chị nhận được tin nhắn qua messenger để đặt sản phẩm cao dứa tre. Khi chị G. được yêu cầu giao hàng đến một địa điểm ở thị trấn Triệu Sơn, tại đây, chị bất ngờ bị một nhóm nữ sinh dùng mũ bảo hiểm, mũ cối đánh liên tiếp vào người, mặt khiến chị ngã gục. Sau khi đánh đập chị G., nhóm nữ sinh này còn lấy đi một chiếc điện thoại trị giá khoảng 7 triệu đồng của nạn nhân. Sự việc trên được chính nhóm người này quay clip, sau đó phát tán lên mạng xã hội. Ngay sau đó, chị G. đã làm đơn trình báo sự việc lên Công an huyện Triệu Sơn. Sau khi tiếp nhận thông tin, Công an huyện Triệu Sơn đã điều tra, xác định nhóm người đánh chị G. là nữ sinh đang học tại Trường THPT Triệu Sơn 1 và Trường THPT Triệu Sơn. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục xử lý.

Bạo lực học đường và vi phạm pháp luật trong các cơ sở giáo dục xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có ảnh hưởng từ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, mạng xã hội đã phần nào tác động tiêu cực đến quá trình hình thành nhân cách, đạo đức của học sinh... Hành vi và cách ứng xử của một bộ phận học sinh trong các vụ việc nêu trên đã dấy lên lo ngại về một thực tế là các em thiếu kiến thức về pháp luật. Nhiều em cố ý gây thương tích cho bạn cùng lớp, cùng trường chỉ vì mâu thuẫn nhỏ; tham gia các vụ sử dụng trái phép chất ma túy do bạn bè rủ rê mà không biết hành vi đó của mình là vi phạm pháp luật, càng không lường được hậu quả sẽ xảy ra và những vấn đề pháp lý mà mình có thể phải đối diện từ hành vi của mình.

Đưa tình huống pháp lý đến gần hơn với học sinh

Thiếu hiểu biết về pháp luật, thiếu kỹ năng phòng vệ, nhận thức về các vấn đề còn hạn chế cộng với tâm lý hiếu thắng, cái tôi quá cao ở lứa tuổi học trò là một trong những nguyên nhân khiến nhiều học sinh trở thành tội phạm hoặc tòng phạm trong những vụ vi phạm pháp luật. Vì vậy, vấn đề giáo dục, trang bị kiến thức pháp luật cho học sinh luôn là việc cần thiết để không chỉ giúp các em nhận biết được đâu là hành vi hợp pháp và đâu là hành vi vi phạm pháp luật, qua đó xây dựng thói quen và nhân cách sống chuẩn mực ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cần đổi mới phương pháp bằng các cách tiếp cận trực quan sinh động, đưa tình huống pháp lý đến gần hơn với học sinh bằng những câu chuyện, tình huống pháp luật cụ thể, thực tế để học sinh dễ hình dung sự việc, cho các em tranh luận và tự đưa ra nhận định, đánh giá, đồng thời hướng dẫn giúp các em nhận diện được những hành vi phạm tội để từ đó có cách phòng tránh.

Thiếu hiểu biết về pháp luật, thiếu kỹ năng phòng vệ, nhận thức về các vấn đề còn hạn chế cộng với tâm lý hiếu thắng, cái tôi quá cao ở lứa tuổi học trò là một trong những nguyên nhân khiến nhiều học sinh trở thành tội phạm hoặc tòng phạm trong những vụ vi phạm pháp luật.

Thời gian gần đây, nhiều hình thức đổi mới trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh đã được nhiều cơ quan, đơn vị thực hiện khá hiệu quả. Đơn cử, tại phiên tòa giả định với chủ đề tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống ma túy được Ban Thường vụ Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức hồi tháng 11-2022 đã mang lại tín hiệu tích cực. Kịch bản “Phiên tòa giả định” được xây dựng dựa trên tình tiết một vụ án có thật liên quan đến tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” theo Điều 255 Bộ luật Hình sự. Bằng hình thức trực quan, sinh động, hơn 150 đoàn viên, thanh niên theo dõi “Phiên tòa giả định” ngay tại phòng xét xử Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh. Ngay sau phiên tòa, nhiều học sinh, sinh viên đã đặt câu hỏi và được giải đáp các vấn đề liên quan đến quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy. “Lần đầu tiên em được tham gia phiên tòa giả định ngay tại phòng xét xử TAND tỉnh. Các “nhân vật” tham gia xử án đều là những người đang công tác trong các cơ quan tiến hành tố tụng, nên diễn biến phiên tòa diễn ra khá chân thực. Những quy định có phần khô khan, cứng nhắc, thậm chí là khó hiểu đã được đưa vào tình huống cụ thể, giúp chúng em dễ hiểu, dễ nhớ, từ đó nâng cao hiểu biết pháp luật, thấy được tác hại của ma túy, không sử dụng, rủ rê người khác sử dụng ma túy và tránh xa cạm bẫy ma túy” - em Tào Huyền Trang, học sinh lớp 10, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh chia sẻ.

Trong buổi tuyên truyền pháp luật cho học sinh Trường Tiểu học và THCS Newton diễn ra vào đầu tháng 2-2023 do Đoàn Thanh niên Công an TP Thanh Hóa phối hợp với nhà trường tổ chức vào đầu tháng 2-2023, hơn 100 học sinh ở các khối lớp đã được tập huấn, trao đổi kỹ năng phòng tránh chất gây nghiện và sử dụng internet an toàn. Cách thức tuyên truyền, thảo luận trao đổi trực tiếp giữa các cán bộ, chiến sĩ công an và học sinh đã thu hút sự chú ý lắng nghe của học sinh. Buổi tuyên truyền với nội dung thiết thực, cụ thể đã góp phần trang bị thêm cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.

Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh bằng hình thức trực quan, sinh động như trên cần được tổ chức thường xuyên, rộng rãi hơn nữa. Bằng những bài học mang tính ứng dụng, học sinh sẽ hiểu và dễ vận dụng vào thực tế, biết cách bảo vệ mình, bảo vệ bạn bè và điều chỉnh hành vi theo hướng chuẩn mực của luật pháp, của đạo đức, từ đó góp phần ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật.

Bài và ảnh: Minh Hiền



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]