(Baothanhhoa.vn) - Theo quy định mới từ ngày 1-9-2022, người dân gửi hàng hóa trên xe khách sẽ phải cung cấp các thông tin về tên hàng hoá, họ và tên, địa chỉ, số CMND/CCCD... cho chủ xe, tài xế.

Từ ngày 1-9 gửi hàng bằng xe khách phải cung cấp các thông tin này

Theo quy định mới từ ngày 1-9-2022, người dân gửi hàng hóa trên xe khách sẽ phải cung cấp các thông tin về tên hàng hoá, họ và tên, địa chỉ, số CMND/CCCD... cho chủ xe, tài xế.

Đây là nội dung mới được đề cập tại Nghị định 47/2022/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, có hiệu lực từ ngày 01/9/2022.

Từ ngày 1-9 gửi hàng bằng xe khách phải cung cấp các thông tin này

Từ 1-9, gửi hàng bằng xe khách phải cung cấp ít nhất 05 thông tin.

Theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô (người gửi hàng hóa không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng hóa cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về:

Tên hàng hóa, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận.

Như vậy, từ ngày 01-9-2022, người dân gửi hàng hóa trên xe khách sẽ phải cung cấp các thông tin về tên hàng hoá, họ và tên, địa chỉ, số CMND/CCCD... cho chủ xe, tài xế.

Theo Luật sư Phạm Thanh Hữu (Thư viện Pháp luật), hiện nay, nhiều đối tượng lợi dụng sự lỏng lẻo của hình thức gửi hàng hóa bằng xe khách để vận chuyển, buôn bán hàng quốc cấm. Do đó, với quy định mới tại Nghị định 47/2022 sẽ hạn chế được tình trạng này; cũng như khi cơ quan chức năng phát hiện hàng hóa đó thuộc diện trái pháp luật sẽ thuận tiện trong việc truy tìm người vi phạm.

Lưu ý, khi áp dụng quy định mới này, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi ghi nhận thông tin từ người gửi hàng hóa (tên hàng hóa, họ và tên, địa chỉ, số CMND/CCCD, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận) cần ghi chính xác để phục vụ mục đích nêu trên, tránh hàng hóa bị thất lạc, và phải bảo mật được thông tin cá nhân của người gửi, người nhận.

Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) tránh trường hợp ghi tất cả các thông tin mà người gửi cung cấp lên chính hàng hóa đó; thay vào đấy, có thể làm dấu trên hàng hóa, các thông tin người gửi hàng cung cấp thì ghi trong sổ riêng của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách để thuận tiện quản lý và đối chiếu. Có như vậy, mới bảo vệ được bí mật thông tin cá nhân của người gửi, người nhận hàng hóa.

Từ ngày 1-9 gửi hàng bằng xe khách phải cung cấp các thông tin này(Ảnh chụp Nghị định 47/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô)

Cũng theo Nghị định mới, từ ngày 010-7-2023, đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định, khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu.

Trong đó, đơn vị kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera bao gồm: Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ chín chỗ (kể cả người lái xe) và xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo.

Lưu ý: Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP .

Đồng thời, xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) đã được cấp phù hiệu, biển hiệu trước ngày Nghị định 47/2022/NĐ-CP có hiệu lực thì tiếp tục được sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách đến hết niên hạn sử dụng.

LN


LN

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]