(Baothanhhoa.vn) - Huyện Quan Sơn đã và đang tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030, trong đó giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025. Công tác tuyên truyền được huyện Quan Sơn chú trọng với nhiều hình thức góp phần tạo sự đồng thuận trong cán bộ, Đảng viên và Nhân dân trong quá trình thực hiện chương trình.

Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở huyện vùng cao Quan Sơn

Huyện Quan Sơn đã và đang tập trung chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021-2030, trong đó giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025. Công tác tuyên truyền được huyện Quan Sơn chú trọng với nhiều hình thức góp phần tạo sự đồng thuận trong cán bộ, Đảng viên và Nhân dân trong quá trình thực hiện chương trình.

Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở huyện vùng cao Quan SơnHội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ cho người có uy tín huyện Quan Sơn năm 2022.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho người dân

Xác định vai trò và tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người dân, hàng năm huyện Quan Sơn đã kiện toàn Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp để đảm bảo công tác PBGDPL ngày càng nền nếp, có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả trên địa bàn. Hiện nay, Hội đồng phối hợp PBGDPL có 25 thành viên, 25 báo cáo viên, 280 tuyên truyền viên, 590 hòa giải viên, 94 tổ hòa giải. Hội đồng PBGDPL phối hợp với các cơ quan, đơn vị thường xuyên tổ chức những đợt tuyên truyền pháp luật cho các đối tượng, trong đó ưu tiên đối với các đối tượng đặc thù. Tập trung tuyên truyền các luật mới ban hành và một số văn bản pháp luật, chính sách có nội dung sát với tình hình thực tế của địa phương.

Trong 10 năm (giai đoạn 2012-2022), Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện Quan Sơn đã tham mưu cho UBND huyện và các cơ quan, ban, ngành, đơn vị cấp huyện, UBND các xã, thị trấn tổ chức được 509 cuộc tuyên truyền PBGDPL trực tiếp thu hút được 3.054 lượt người tham gia. Công tác tuyên truyền thực hiện đa dạng dưới nhiều hình thức như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, các thôn, bản. Hiện nay, Quan Sơn có 1 trung tâm trợ giúp pháp lý chi nhánh số 1, hàng năm đã đến từng xã thuộc diện 135, vùng sâu, vùng xa và người không có điều kiện trực tiếp đến trung tâm trợ giúp pháp lý. Hằng năm Hội đồng phối hợp PBGDPL phối hợp với các khối đoàn thể xã và trung tâm trợ giúp pháp lý xuống các thôn, bản tổ chức PBGDPL. Đồng thời quan tâm công tác phổ biến pháp luật cho đối tượng là học sinh trong trường học thông qua các buổi sinh hoạt định kỳ, các chương trình giảng dạy bộ môn Đạo đức ở cấp tiểu học, bộ môn Giáo dục công dân ở cấp THCS và THPT.

Đồn Biên phòng Tam Thanh quản lý địa bàn 2 xã Tam Thanh và Tam Lư (Quan Sơn) với tổng chiều dài đường biên giới 28,104 km bao gồm từ mốc 338 đến 347. Tổng dân số 1.529 hộ/7.521 khẩu, gồm 14 bản, với 3 dân tộc Thái, Mường, Kinh cùng sinh sống, thành phần dân tộc có 97% là người Thái. Phía ngoại biên tiếp giáp với Cụm Mường Pao, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào). Thời gian qua, Đồn Biên phòng Tam Thanh thường xuyên triển khai lực lượng bám địa bàn, phối hợp với địa phương tổ chức tuyên truyền PBGDPL hướng dẫn quần chúng Nhân dân thực hiện nghiêm quy chế biên giới Việt - Lào, các chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Tham mưu cho UBND huyện Quan Sơn tổ chức tập huấn Luật Biên phòng Việt Nam cho cán bộ, công chức trong toàn huyện và phối hợp tuyên truyền phổ biến cho cán bộ, Nhân dân 2 xã Tam Thanh và Tam Lư. Tuyên truyền, vận động Nhân dân không tham gia các hoạt động như mua bán vận chuyển, sử dụng chất ma túy, pháo nổ, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản và động vật hoang dã trái phép. Trong năm 2022, đơn vị đã tổ chức tuyên truyền các văn bản theo hướng dẫn của trên được 36 buổi/2.227 lượt người nghe; cấp phát 1.259 tờ rơi tìm hiểu về pháp luật; duy trì thường xuyên 3 tổ công tác trên biên giới và 4 tổ công tác địa bàn 24/24h… Công tác tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức của quần chúng Nhân dân trong thực thi pháp luật và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, thực hiện nghiêm các hiệp định, hiệp nghị, quy chế biên giới gắn với bảo vệ tài nguyên của quốc gia, nâng cao hiệu quả trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ vững mối quan hệ đoàn kết hữu nghị truyền thống Việt - Lào.

Triển khai thực hiện hiệu quả chương trình MTQG

Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025; các văn bản của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, huyện Quan Sơn đã tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình. Huyện ủy Quan Sơn ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025; UBND huyện ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2021-2025. Việc ban hành kế hoạch nhằm tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt và vượt các chỉ tiêu mà chương trình và kế hoạch của tỉnh đã đề ra, tạo chuyển biến rõ nét về phát triển kinh tế - xã hội tại 12 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ở huyện vùng cao Quan SơnCán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tam Thanh giúp bà con xây dựng nhà ở tại khu tái định cư bản Co Hương, xã Tam Thanh (Quan Sơn).

Hiện nay, các phòng, ban, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được phân công đã tích cực, chủ động trong công tác phối hợp tham mưu các nội dung theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG huyện; chủ động hướng dẫn các xã, thị trấn rà soát, xác định các nội dung chính sách, đối tượng thụ hưởng, phạm vi, địa bàn thực hiện các dự án thành phần thuộc chương trình đảm bảo theo quy định. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 là 150 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương 120 tỷ đồng, ngân sách tỉnh, huyện và nguồn huy động hợp pháp khác 30 tỷ đồng. Riêng năm 2022 là 31,984 tỷ đồng.

Huyện Quan Sơn đã tập trung tuyên truyền bằng nhiều hình thức, thông qua các phương tiện truyền thanh, truyền hình, tổ chức các hội nghị, hội thảo, các buổi đối thoại trực tiếp và lồng ghép với các buổi sinh hoạt chi bộ, cộng đồng dân cư về các Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội, các dự án, tiểu dự án cho các đối tượng tham gia hội nghị là cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã, thị trấn và cộng đồng dân cư, đặc biệt là người được hưởng lợi từ chương trình dự án. Nội dung tuyên truyền cập nhật được các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về chương trình để cán bộ, Đảng viên và Nhân dân nhận thức đúng, tạo ra sự đồng thuận trong quá trình thực hiện chương trình. Năm 2021-2022, tổng số hội nghị tại các xã, thị trấn, bản, khu phố là 1.416, thu hút hơn 26.170 lượt người tham gia.

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025 được xem là động lực quan trọng, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ về tư duy, nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, chủ động, sáng tạo của cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Quan Sơn. Khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế từng địa phương; tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài để đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho người dân; phấn đấu không còn địa bàn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Từng bước xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc; giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội. Giai đoạn 2022-2025, huyện Quan Sơn phấn đấu thu nhập bình quân đầu người ở vùng DTTS&MN là 55 triệu đồng/người/năm. Cải tạo, sửa chữa 100% tuyến đường giao thông đến trung tâm xã, đến trung tâm huyện đã hư hỏng, xuống cấp; nâng tỷ lệ bản, khu phố có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa đạt 100%; tỷ lệ đường giao thông bản, khu phố được nhựa hóa, bê tông hóa đạt 85%...

Để đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, huyện Quan Sơn tiếp tục tập trung tuyên truyền về hiệu quả, kết quả trong việc triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc; nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng về việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người DTTS, nhất là người dân tộc thiểu số nghèo. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác truyền thông, tuyên truyền về Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN. Tiếp tục cụ thể hóa các văn bản của Trung ương, của tỉnh để xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình, các dự án, các tiểu dự án, hướng dẫn nội dung cụ thể của chương trình đến các cơ quan, đơn vị để triển khai thực hiện.

Bài và ảnh: Ngọc Huấn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]