(Baothanhhoa.vn) - Bản Xuân Sơn, xã Sơn Điện (Quan Sơn) là nơi có điều kiện khí hậu, nguồn nước cũng như hệ sinh thái rất thuận lợi cho việc nuôi các loài cá nước lạnh, đặc biệt là loài cá tầm. Phát huy lợi thế trên, năm 2020, anh Phạm Ngọc Thanh, quê ở tỉnh Yên Bái đã quyết định đầu tư trên 1 tỷ đồng để xây dựng mô hình nuôi cá tầm, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Triển vọng nuôi cá tầm ở bản Xuân Sơn

Bản Xuân Sơn, xã Sơn Điện (Quan Sơn) là nơi có điều kiện khí hậu, nguồn nước cũng như hệ sinh thái rất thuận lợi cho việc nuôi các loài cá nước lạnh, đặc biệt là loài cá tầm. Phát huy lợi thế trên, năm 2020, anh Phạm Ngọc Thanh, quê ở tỉnh Yên Bái đã quyết định đầu tư trên 1 tỷ đồng để xây dựng mô hình nuôi cá tầm, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Triển vọng nuôi cá tầm ở bản Xuân Sơn

Mô hình nuôi cá tầm của gia đình anh Phạm Ngọc Thanh ở bản Xuân Sơn, xã Sơn Điện (Quan Sơn).

Qua câu chuyện, anh Thanh cho biết: Trước đây, anh từng có thời gian giúp họ hàng nuôi cá tầm ở Sa Pa, trong một lần về quê vợ ở bản Xuân Sơn, xã Sơn Điện (Quan Sơn) anh phát hiện đây là địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu chênh lệch về nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hè không cao, rất thuận lợi để nuôi các loài cá ưa môi trường nước lạnh như cá tầm. Từ đó, anh nảy ra ý định sẽ đưa loài cá này về đây để nuôi thử nghiệm. Năm 2020, bằng nguồn vốn tích cóp và vay mượn thêm người thân trên 1 tỷ đồng, anh quyết định đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá tầm, với 11 bể cá được thiết kế theo hình tròn, các bể được lót bạt nhựa, trung bình mỗi bể rộng từ 20 đến 35m2 và luôn giữ mực nước sâu từ 1,2m đến 1,4m. Để có giống cá tốt, anh lặn lội ra tận tỉnh Lào Cai mua gần 1.000 con cá tầm giống về nuôi thả. Lứa cá đầu bị chết rất nhiều do vận chuyển đường xa, đồng thời cá chưa thích nghi với khí hậu nơi đây, cũng như thiếu kinh nghiệm nuôi cá. Không lùi bước, anh tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá qua sách báo, đồng thời được cán bộ khuyến nông của huyện trực tiếp xuống hướng dẫn cách lựa chọn địa điểm, thiết kế bể nuôi, hệ thống dẫn nước vào bể. Đến nay, mô hình nuôi cá tầm của anh Thanh đã thành công, đàn cá sinh trưởng tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu, môi trường ở đây. Từ lúc thả con giống trọng lượng trung bình của cá từ 150 - 200g/con, sau 12 đến 15 tháng nuôi, trọng lượng cá đạt bình quân từ 2,5 - 3kg/con. Trong năm 2021, anh xuất bán gần 2 tấn, với giá bán dao động từ 200 đến 250 nghìn đồng/kg, doanh thu ước đạt trên 400 triệu đồng. Hiện nay, anh đang nuôi vụ cá thứ 2, hiện cá đã được 8 tháng tuổi, trọng lượng trung bình trên 1kg/con, dự kiến tháng 6 năm nay anh sẽ xuất bán khoảng 10 tấn cá tầm thương phẩm, doanh thu ước đạt gần 2,5 tỷ đồng. Từ hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi cá tầm, trong năm 2022 anh sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình nuôi cá tầm.

Ông Nguyễn Văn Sinh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quan Sơn cho biết: Cá tầm đã được nuôi ở nhiều nơi trong cả nước, nhưng với huyện Quan Sơn thì đây là mô hình đầu tiên được nuôi tại bản Xuân Sơn. Mặc dù đây là mô hình kinh tế mới, mang tính tự phát nhưng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Từ những thành công bước đầu của mô hình nuôi cá tầm ở đây đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân xã Sơn Điện nói riêng và huyện Quan Sơn nói chung. Nếu mô hình này được nhân rộng và phát triển, sẽ cung cấp một lượng lớn cá tầm sạch mang thương hiệu Quan Sơn cho thị trường trong và ngoài huyện. Trong thời gian tới, phòng sẽ tham mưu với UBND huyện mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi cá tầm cho người dân; đồng thời huyện sẽ xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích hỗ trợ các hộ nuôi cá tầm.

Bài và ảnh: Khắc Công


Bài và ảnh: Khắc Công

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]