Trao quyền cho phụ nữ
Trong suốt chiều dài lịch sử, vai trò của phụ nữ trong xã hội đã đảm bảo sự ổn định, tiến bộ và phát triển lâu dài của các quốc gia. Điều này càng được minh chứng rõ nét trong xã hội hiện đại, khi phụ nữ ngày càng khẳng định vị thế của mình trong hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, đời sống xã hội...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang và lãnh đạo Hội LHPN tỉnh thăm gian hàng giới thiệu sản phẩm dệt thổ cẩm của phụ nữ xã Xuân Lẹ (Thường Xuân) tại khu trưng bày, giới thiệu các gian hàng Ngày phụ nữ sáng tạo - khởi nghiệp năm 2024. Ảnh: Lê Hà
Trao quyền cho phụ nữ, nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội là một trong những biện pháp quan trọng được nhiều nước trên thế giới thực hiện để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Tại Việt Nam, với những chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của các cấp, các ngành và toàn xã hội, công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng.
Tại Thanh Hóa, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn các ban, sở, ngành, cơ quan, đơn vị và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới. Do đó, công tác này đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, hầu hết các chỉ tiêu theo định hướng Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030 đều được thực hiện đảm bảo lộ trình và kế hoạch đề ra. Đặc biệt trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, kinh tế, lao động; đảm bảo bình đẳng giới trong đời sống gia đình và phòng, ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới..., qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ phát triển. Theo thống kê, đến nay tại Thanh Hóa, tỷ lệ lãnh đạo nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đều ở mức cao: có 7 nữ/65 đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh (tỷ lệ 10,8%); có 174 nữ/887 đồng chí Ủy viên BCH Đảng bộ huyện (tỷ lệ 19,62%); có 1.702 nữ/7.056 đồng chí Ủy viên BCH Đảng bộ xã (tỷ lệ 24,12%). Tỷ lệ các cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ chiếm 27,5%. Tính đến tháng 6/2024, số lao động nữ làm công hưởng lương là 411.115 người, đạt 48,2% (năm 2021 là 40,1%); số lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp là 318.145 người, đạt 37,3% (năm 2021 là 39,5%). Tỷ lệ nữ giám đốc, chủ doanh nghiệp, HTX là 30,9%, tăng 1,4% so với năm 2023. Toàn tỉnh có 361 mô hình kinh tế tập thể do nữ làm chủ...
Bình đẳng giới vừa là mục tiêu của sự phát triển, vừa là yếu tố nâng cao khả năng tham gia của phụ nữ vào quá trình phát triển bền vững của quốc gia. Vì vậy, trao quyền cho phụ nữ nhằm đạt được bình đẳng giới là một mục tiêu lâu dài đang được Việt Nam hướng đến. Tuy nhiên, trên thực tế, phụ nữ vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức cản trở khả năng đóng góp đầy đủ của họ cho xã hội. Giải quyết những thách thức này đòi hỏi nỗ lực chung từ mỗi cá nhân, cộng đồng và sự chỉ đạo quyết liệt từ các cấp, các ngành trong hoạch định chủ trương, chính sách về tăng quyền cho phụ nữ, thay đổi nhận thức và định kiến xã hội, khuyến khích sự nỗ lực vươn lên của phụ nữ. Qua đó nâng cao tiếng nói và quyền quyết định cho phụ nữ, góp phần giải quyết những hạn chế trong định hướng phát triển bền vững xã hội.
Thanh Hóa
{name} - {time}
-
2024-11-20 08:00:00
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 20/11/2024
-
2024-11-20 07:59:00
Ấm áp trong ngày đặc biệt
-
2024-10-19 08:00:00
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 19/10/2024
Góc nhìn: Đúng, đủ và cần
Điểm nóng 19/10: Tiếp tục đưa ra xét xử 7 vụ án với 12 bị can liên quan đến tham nhũng
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng 19/10
Mời bạn đọc báo Thanh Hóa số ra ngày 19/10/2024
Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 18/10
[Bản tin 18h] Nhiều hoạt động chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam
Khởi công xây dựng công trình đường tuần tra biên giới
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Lại Thế Nguyên chúc mừng Hội LHPN tỉnh
Công bố quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao và quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045