Tips nhận biết công việc mới có phải là lựa chọn đúng đắn
Bạn vừa nhận được lời mời phỏng vấn hay lời mời làm việc từ một công ty mới và băn khoăn liệu đây có phải nơi lý tưởng để bản thân phát triển sự nghiệp hay không? Tin mình đi, bạn sẽ không phải mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm câu trả lời. Hãy cùng khám phá những tips hữu ích sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận biết công việc mới có phù hợp với bản thân hay không, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho sự nghiệp.
Trước khi đi vào nội dung chính của bài viết, cần khẳng định một điều, trên thương trường không hề tồn tại một công ty hay công việc hoàn hảo. Một công ty tuyển dụng ở Bình Dương, Đồng Nai có thể phù hợp với người này nhưng chẳng hề phù hợp với người kia. Tùy theo góc nhìn của mỗi người, mỗi doanh nghiệp đều tồn tại những ưu - nhược điểm riêng chỉ người trong cuộc hiểu rõ. Có người đặt lương thưởng, chế độ phúc lợi lên hàng đầu, có người quan tâm môi trường làm việc, cơ sở vật chất, có người lại coi trọng sếp và đồng nghiệp. Bạn rời công ty cũ vì vấn đề ABC nhưng sang công ty mới, bạn có thể phải đối diện với vấn đề DEF.
Vì lẽ đó, để nhận định công ty mới có phù hợp với bản thân hay không trong thời gian ngắn, bạn cần xác định cụ thể những điều bạn không thể chấp nhận được trong môi trường làm việc của mình là gì. Tiếp đó, hãy tìm hiểu xem ở công ty mới, những điều bạn không thích hay những điều bạn thích chiếm số lượng áp đảo.
Giai đoạn 1: Trước khi phỏng vấn
- Tự đánh giá mức độ phù hợp: Hãy xem xét tính cách, sở thích và kinh nghiệm của bản thân có phù hợp với công ty mà bạn ứng tuyển hay không? Đó là một công ty startup trẻ trung, năng động hay một công ty đa quốc gia danh tiếng với các quy trình, quy định chuẩn chỉnh? Và bạn là một người yêu tự do, thích khám phá những điều mới mẻ hay luôn tìm kiếm một công việc ổn định với mức lương bao người mơ ước?
Bạn biết đấy, lựa chọn môi trường đồng điệu với bản thân ngay từ ban đầu sẽ giúp bạn dễ dàng hòa nhập và tránh tối đa tình trạng “lệch pha” khi bước vào môi trường mới.
- Học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước: Bạn có thể “điều tra thâm cung bí sử” của công ty mà bạn ứng tuyển từ những người từng làm việc ở đó trên các hội nhóm hoặc cộng đồng tuyển dụng lớn bằng cách tìm kiếm từ khóa hoặc đăng bài xin chia sẻ kinh nghiệm. Nếu chọn cách 2, bạn nên áp dụng hình thức ẩn danh để loại bỏ những phiền phức không đáng có nếu chẳng may nhà tuyển dụng tương lai cũng là một thành viên trong cộng đồng.
Lưu ý, hãy tiếp nhận thông tin một cách có chọn lọc. Đừng để nhận định của bản thân phụ thuộc hoàn toàn vào trải nghiệm của người khác. Như đã nói từ đầu bài viết, góc nhìn và ưu tiên hàng đầu của mỗi người trong công việc hoàn toàn khác nhau.
Giai đoạn 2: Trong khi phỏng vấn
Trong quy trình tuyển dụng, hầu hết doanh nghiệp đều có bước trao đổi với bộ phận HR. Khi được hỏi "Bạn có câu hỏi gì không?", hãy thẳng thắn chia sẻ quan điểm của bạn, những mong đợi của bạn đối với công việc mới, văn hóa công ty và phong cách làm việc của người quản lý tương lai. Hẳn nhiên, bạn cần chia sẻ với thái độ tích cực và tinh thần cầu thị, không nên tỏ thái độ bề trên hay ra vẻ kén cá chọn canh. Nhà tuyển dụng luôn mong muốn tìm kiếm những ứng viên thật sự phù hợp để có thể đồng hành lâu dài cùng doanh nghiệp. Do đó, sự thẳng thắn của bạn sẽ giúp đôi bên không phải lãng phí thời gian vô ích cho nhau.
Giai đoạn 3: Trong thời gian thử việc
Thời gian thử việc thường kéo dài 60 ngày nhưng bạn chỉ cần nâng cao tinh thần, đề cao quan sát trong khoảng một tuần bạn có thể xác định bản thân có phù hợp với môi trường làm việc mới hay không. Một số biểu hiện điển hình cho việc bạn không thuộc về nơi này như sau:
- Không thể hòa nhập với môi trường mới: Bạn cảm thấy không thể hòa nhập, thậm chí có sự bài xích với văn hóa, quy trình hay phong cách làm việc của công ty.
- Không thể kết nối với đồng nghiệp: Dù đã cố gắng trò chuyện và tìm sự liên kết giữa đôi bên nhưng bạn không thể hòa nhập với các thành viên trong nhóm, càng không thể bắt nhịp với những chủ đề mà họ thường bàn tán.
- Công việc không như mô tả: Thực tế công việc khác xa với mô tả và những trao đổi trong buổi phỏng vấn khiến bạn mơ hồ và không có định hướng cho tương lai.
- Không đạt được mong muốn ban đầu: Công ty không đáp ứng được mục tiêu mà bạn đặt ra khi quyết định gia nhập môi trường mới. Ví dụ, bạn đến vì muốn học hỏi những kiến thức, kỹ năng mới nhưng công ty không thể cho bạn thứ bạn cần.
Mặc dù một công ty hoàn hảo không hề tồn tại nhưng nếu môi trường mới không thể mang lại cho bạn niềm vui và động lực để ngồi vào bàn làm việc mỗi ngày, hãy dũng cảm nói lời tạm biệt với nó. Bạn xứng đáng với một nơi mà mỗi sáng thức dậy, bạn cảm thấy hứng khởi và tràn đầy năng lượng tích cực. Thay vì lãng phí thời gian cho một nơi không thực sự phù hợp, hãy dành thời gian đó để tìm kiếm công việc mớiphù hợp hơn với bản thân, nơi mà bạn thực sự có thể phát triển và tỏa sáng.
Trang Đoàn
{name} - {time}
-
2025-01-13 10:17:00
Kệ trung tải AKH - Giải pháp lưu trữ tiết kiệm và hiệu quả
-
2025-01-10 14:52:00
Nông Cống: Sản phẩm OCOP chinh phục thị trường
-
2024-07-30 10:30:00
In tem nhãn sản phẩm Hà Nội - Giá gốc tại Công ty In Hoa Long
THADACO: Nhà phân phối máy rửa xe công nghiệp chất lượng cao tại Việt Nam
Các mẫu máy hút bụi công nghiệp Kumisai cỡ lớn được ưa chuộng
Dịch vụ in ấn trọn gói có phải là giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp?
Xu hướng tiêu dùng xanh
Chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ kinh doanh xăng dầu
Phát triển thị trường trong nước gắn với ưu tiên dùng hàng Việt Nam
Top 15 địa điểm tổ chức sự kiện tại Hà Nội sang trọng nhất
Phúc Thành Nhân - Đơn vị cho thuê âm thanh, ánh sáng chuyên nghiệp tại TPHCM
Trả lời câu hỏi về kinh nghiệm làm việc sao cho khéo?