10:30 19/07/2024 GMT+7
(Baothanhhoa.vn) - Sáng 19/7, Thường trực Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến về chuyển đổi số với các đồng chí bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) chủ trì hội nghị.

Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế

Sáng 19/7, Thường trực Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến về chuyển đổi số với các đồng chí bộ trưởng, trưởng ngành, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) chủ trì hội nghị.

Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số với các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ảnh: Dương Giang -TTXVN

Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế

Đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh Thanh Hóa cùng các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Dự hội nghị tại điểm cầu Trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh Thanh Hóa cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế

Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), để thúc đẩy, tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động CĐS, thời gian qua Bộ TT&TT, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực, quyết tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện thể chế nhằm tạo lập hành lang pháp lý, kiến tạo sự phát triển trên không gian mới (không gian số).

Trong quá trình thực hiện CĐS, có nhiều nội dung, vấn đề mới trước đây chưa có đã được các bộ, ngành, địa phương chung tay giải quyết, hoàn thiện môi trường pháp lý để triển khai như: Về dịch vụ công trực tuyến toàn trình; về giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; về kết nối, chia sẻ dữ liệu trong cơ quan nhà nước; về đấu thầu qua mạng; định danh và xác thực điện tử; lưu trữ điện tử...

Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế

Các điểm cầu dự hội nghị (ảnh chụp màn hình).

Liên quan đến kết nối chia sẻ dữ liệu, năm 2020, tổng số giao dịch kết nối, chia sẻ dữ liệu là 11,5 triệu giao dịch qua nền tảng tích hợp và chia sẻ dữ liệu quốc gia, đến năm 2024, trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia ghi nhận 95 đầu mối kết nối của các cơ quan, đơn vị. Tổng giao dịch đến thời điểm 16/7/2024 là 533 triệu (bằng 85% tổng số giao dịch năm 2023); luỹ kế là 2,3 tỷ giao dịch.

Đối với phát triển kinh tế số, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất Đông Nam Á trong 2 năm liên tiếp (năm 2022 đạt 28%, năm 2023 đạt 19%), cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP.

Về phát triển xã hội số, báo cáo của Bộ TT&TT nêu rõ: Tình hình xã hội số giai đoạn 2022 - 2024 có những chuyển biến tích cực, trong đó tỷ lệ người dân ở độ tuổi trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử tăng từ mức 3% lên 13,5% (tăng gần gấp 4 lần); tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 87,08% (tăng thêm 20% so với năm 2020).

Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.

Đối với phát triển công dân số, đến tháng 12/2023, Bộ Công an đã cấp trên 84,7 triệu thẻ căn cước côn dân gắn chip. Đã kích hoạt 45,4 triệu tài khoản định danh (đạt 67,5% so với tổng hồ sơ tiếp nhận). Có 34 địa phương đã hoàn thành cấp tài khoản định danh điện tử và có tỷ lệ kích hoạt định danh điện tử cao nhất cả nước. Ứng dụng VNeID đã được tích hợp thêm các tiện ích như: sổ sức khỏe điện tử; giấy phép lái xe; ví điện tử; kê khai, đăng ký, nộp thuế; thông tin sổ bảo hiểm xã hội và nhiều tiện ích khác...

Bên cạnh kết quả đạt được, báo cáo cũng nêu lên một số tồn tại, hạn chế trong thực hiện CĐS liên quan đến hoạt động dịch vụ công trực tuyến toàn trình ở cả khối bộ, ngành và địa phương; về phát triển kinh tế số; việc xây dựng các cơ sở dữ liệu và nền tảng dùng chung...

Tại hội nghị, các đại biểu cũng được nghe đại diện Bộ Công an báo cáo nhanh kết quả, những “điểm nghẽn” trong thực hiện Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Thảo luận tại phiên họp, đại diện các bộ, ngành, các địa phương đã phân tích, làm rõ thêm những thuận lợi, khó khăn, thách thức đặt ra trong công tác CĐS. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm, chỉ rõ những nội dung mới, cấp bách, đề xuất các giải pháp mà các bộ, ngành, địa phương cần phải triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương, đánh giá sự vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp và người dân về thực hiện chủ trương CĐS trong thời gian qua.

Thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về chuyển đổi số phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Dương Giang -TTXVN

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: CĐS đã trở thành xu thế bắt buộc, không thể đảo ngược ở bình diện quốc tế, khu vực, quốc gia. CĐS đã đến “từng ngõ, từng nhà, từng người”, kinh tế số thẩm thấu vào mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, làm thay đổi cơ bản, sâu sắc các hoạt động kinh tế - xã hội. Do vậy, các bộ, ngành, địa phương cần phải thống nhất tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận để cùng nhau hành động, nâng cao nhận thức, xác định mục tiêu, quan điểm, các nhiệm vụ, giải pháp đúng, trúng, khả thi, tổ chức thực hiện hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất, thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình CĐS quốc gia, xây dựng Chính phủ số, xã hội số, công dân số, phát triển kinh tế số.

Thủ tướng nêu rõ: Nhiệm vụ quan trọng hiện nay là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong cả nhiệm kỳ, những nhiệm vụ này đều có quan hệ mật thiết với CĐS.

Trước yêu cầu và ý nghĩa đó, cùng với những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đã được nhận diện, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương phải tiên phong, gương mẫu trong việc thúc đẩy CĐS với quyết tâm cao nhất để thực hiện hiệu quả các các nhiệm vụ đó là: Phát triển nhân lực số, công dân số, kỹ năng số và tài năng số. Ưu tiên nguồn lực cho CĐS, cho phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, Chính phủ số. Phát triển hạ tầng số toàn diện, phù hợp, tiết kiệm, hiệu quả. Quản lý, điều hành phải số hóa. Khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách, thể chế cho CĐS theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền, phát huy tính sáng tạo, chủ động của các cấp, các ngành.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ được giao trên tinh thần “5 đẩy mạnh”, “5 đảm bảo” gắn với “5 không” - Không nói không, không nói khó; không nói khó mà không làm; không bàn lùi, chỉ bàn làm; không để ai bỏ lại phía sau trong tiến trình CĐS quốc gia; không dùng tiền mặt, hướng tới mọi giao dịch thông qua phương thức điện tử để phòng, chống tham nhũng, sách nhiễu; không giấy tờ, hướng tới số hóa và không để người dân, doanh nghiệp mất nhiều thời gian, công sức, chi phí.

Thủ tướng nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần tập trung thực hiện trong thời gian tới và giao trách nhiệm cho từng bộ, ngành, địa phương trong việc nâng cao hiệu quả CĐS trong thời gian tới. Đồng thời yêu cầu các đồng chí Bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục nỗ lực, phấn đấu cùng nhau thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Phong Sắc


Phong Sắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]