(Baothanhhoa.vn) - Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di sản văn hóa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ĐBQH tán thành chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 nhằm xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ, hiệu quả, nhưng cần hết sức thận trọng. Nhất là tránh lạm dụng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ di sản văn hóa.

Thúc giục trách nhiệm bảo vệ di tích

Các di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam phần lớn là công trình kiến trúc với sự tác động của khí hậu, thời gian, nên đa số đã xuống cấp, cần tu bổ, tôn tạo. Song, không phải tất cả các di tích này đều cần tôn tạo, tu bổ, nhất là các di tích khảo cổ. Việc tu bổ một cách triệt để và có phần máy móc dễ dẫn đến việc có khi lại biến việc tu bổ, tôn tạo thành ra làm mới di tích, lợi bất cập hại.

Gần đây, nhiều di tích, danh thắng trên địa bàn cả nước đã bị xâm hại, trong đó có một số di tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như động Hồ Công ở Vĩnh Lộc, chùa Quan Thánh ở TP Thanh Hóa... Mượn chủ trương tu bổ, tôn tạo, nhưng không tuân thủ quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan, những người thực hiện đã làm cho di tích, danh thắng bị méo mó, thậm chí “biến mất”. Tình trạng này dấy lên lo ngại về một trào lưu lạm dụng chủ trương “công quả” cho di tích để lồng ghép ý chí cá nhân vào, trong khi công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực này có nhiều thời điểm và ở một số địa phương chưa kịp thời, không sâu sát.

Để đảm bảo việc quản lý, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích, danh thắng, ĐBQH đề nghị các địa phương phải có trách nhiệm rà soát các di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt, báo cáo thực trạng và đề xuất phương án trùng tu, tôn tạo. Trong đó, đánh giá kỹ lưỡng số liệu, hiện trạng di tích để không chỉ đảm bảo tính bao quát, mà còn thể hiện được tính dự báo về cả các di tích, di sản có thể được xếp hạng và cả nguồn lực phục vụ tu bổ, tôn tạo các di tích, di sản được nâng hạng, nhất là hạng đặc biệt. Tránh việc tu bổ tràn lan gây lãng phí nguồn lực, lại dễ làm sai lệch.

Bảo vệ, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa là vấn đề cấp thiết không chỉ đối với quốc gia, dân tộc, mà nếu làm đúng cách sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của từng địa phương. Vấn đề này từng được đưa ra nhiều lần, tuy nhiên lại chưa được giải quyết ráo riết, triệt để. Quốc hội thảo luận vấn đề bảo vệ, tu bổ di sản văn hóa sao cho đúng cách, phát huy tốt nhất giá trị đúng dịp chúng ta chuẩn bị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11), như một lời thúc giục, để những người làm công tác quản lý văn hóa có thêm quyết tâm thay đổi.

Tuệ Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]