08:59 05/02/2023 GMT+7
(Baothanhhoa.vn) - Sáng 5-2, tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư vùng. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì và phát biểu chỉ đạo.

Liên kết hợp tác - đột phá từ kinh tế biển - phát triển nhanh và bền vững vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ

Sáng 5-2, tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư vùng. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì và phát biểu chỉ đạo.

Liên kết hợp tác - đột phá từ kinh tế biển - phát triển nhanh và bền vững vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ

Toàn cảnh hội nghị.

Liên kết hợp tác - đột phá từ kinh tế biển - phát triển nhanh và bền vững vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh Bình Định chủ trì hội nghị.

Cùng chủ trì hội nghị có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Tài chính; Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Định.

Dự hội nghị có lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, Văn phòng Chính phủ và lãnh đạo 14 tỉnh vùng Bắc Trung bộ và huyên hải miền Trung.

Liên kết hợp tác - đột phá từ kinh tế biển - phát triển nhanh và bền vững vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng và các đại biểu dự hội nghị.

Liên kết hợp tác - đột phá từ kinh tế biển - phát triển nhanh và bền vững vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn và các đại biểu dự hội nghị.

Về phía tỉnh Thanh Hóa có các đồng chí: Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Tiến Hiệu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành cấp tỉnh.

Liên kết hợp tác - đột phá từ kinh tế biển - phát triển nhanh và bền vững vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ

Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng giới thiệu với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính các sản phẩm tiêu biểu tại gian trưng bày, giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu tỉnh Thanh Hóa.

Trước khi vào hội nghị, Thủ tướng Chính phủ đã đến thăm các gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu của các tỉnh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ; cắt băng khai trương triển lãm vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ với chủ đề “Liên kết - đột phá từ kinh tế biển - phát triển nhanh và bền vững”.

Liên kết hợp tác - đột phá từ kinh tế biển - phát triển nhanh và bền vững vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng công bố Nghị quyết của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã công bố Nghị quyết của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị, trong đó nêu rõ: Nhằm sớm đưa Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư vùng đi vào cuộc sống, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được Thủ tướng Chính phủ giao phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức Hội nghị triển khai chương trình hành động của Chính phủ với chủ đề “Liên kết - đột phá từ kinh tế biển - phát triển nhanh và bền vững”. Để thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, Chính phủ đề ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, bao gồm: Công tác quán triệt, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị; hoàn thiện thể chế, chính sách và đẩy mạnh phát triển liên kết vùng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế biển; phát triển mạnh hệ thống đô thị, nhất là hệ thống đô thị ven biển; đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng, nhất là hạ tầng giao thông; quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, nhất là tài nguyên biển, đảo và rừng; bảo vệ môi trường, nhất là môi trường biển; nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu...

Chương trình hành động của Chính phủ cũng đã đề ra 34 nhiệm vụ cụ thể và 11 dự án đầu tư hạ tầng giao thông kết nối và phân công cho các Bộ, ngành triển khai thực hiện, có lộ trình thời gian cụ thể.

Liên kết hợp tác - đột phá từ kinh tế biển - phát triển nhanh và bền vững vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ

Đại biểu tham luận tại hội nghị.

Phát biểu tham luận tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và các chuyên gia kinh tế đã làm rõ hơn về tiềm năng, lợi thế, dư địa phát triển của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ, cũng như các khó khăn, bất lợi và rào cản đối với sự phát triển của vùng.

Các ý kiến phát biểu cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm tăng cường liên kết, khai thác, phát huy tốt các tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá trong phát triển kinh tế, xã hội của toàn vùng cũng như của từng địa phương, từng lĩnh vực.

Ngoài ra, các ngành, cơ quan, địa phương còn gửi tới hội nghị nhiều bài tham luận, được Ban tổ chức tập hợp trong tài liệu và kỷ yếu hội nghị, trong đó tỉnh Thanh Hóa gửi tới hội nghị tham luận có chủ đề: Giải pháp chủ yếu phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn trở thành cực tăng trưởng mới của vùng. Tham luận nêu rõ: Khu kinh tế Nghi Sơn có vị trí ở phía Nam của tỉnh Thanh Hóa; được Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập năm 2006, với diện tích ban đầu là 18.611 ha và được phê duyệt điều chỉnh năm 2018, với diện tích mở rộng lên 106.000 ha; đây là một trong 8 Khu kinh tế ven biển trọng điểm của cả nước; được xác định là một trọng điểm phát triển phía Nam của vùng kinh tế Bắc bộ, tạo động lực cho Thanh Hóa khơi dậy tiềm năng, thu hút tối đa nguồn lực cho đầu tư và phát triển, nhất là nguồn lực bên ngoài.

Ý thức được tầm quan trọng đó, trong các nhiệm kỳ vừa qua và nhiệm kỳ 2020 - 2025, Thanh Hóa luôn xác định Khu kinh tế Nghi Sơn là một trong 4 trung tâm kinh tế động lực của tỉnh và là một trong 6 Chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng tâm. Đặc biệt, được sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương, ngày 5/8/2020, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 58-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mở ra cho tỉnh Thanh Hóa những thời cơ, vận hội mới, đột phá trở thành cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh trở thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc.

Để thực hiện chủ trương, định hướng và mục tiêu phát triển vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ theo Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị, trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa đề xuất, kiến nghị một số giải pháp chủ yếu phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn trở thành cực tăng trưởng mới của vùng.

Liên kết hợp tác - đột phá từ kinh tế biển - phát triển nhanh và bền vững vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương nỗ lực của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành, các địa phương vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung bộ cùng các đối tác đã phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị chu đáo cho hội nghị. Nhấn mạnh những quan điểm chỉ đạo và các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế vùng theo Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 168 của Chính phủ, Thủ tướng cho rằng: Để hiện thực hóa những mục tiêu, chỉ tiêu này, chúng ta cần có cách tiếp cận tổng thể; triển khai các giải pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả, với tinh thần “phải nhận thức thật đúng và giải quyết thật tốt mối quan hệ giữa phát triển vùng và phát triển chung của cả nước: Cả nước vì vùng và vùng vì cả nước” - như chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và 14 địa phương trong vùng khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch hành động để thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động của Chính phủ. Tập trung hoàn thiện thể chế, quy hoạch vùng và chính sách liên kết vùng. Rà soát, hoàn thiện quy định pháp lý, cơ chế, chính sách liên kết vùng đồng bộ, nhất quán, hiệu quả. Phải phát huy cao độ nguồn lực con người, khơi dậy ý chí, khát vọng vươn lên, tinh thần lao động sáng tạo, không ngại khó khăn gian khổ, phải luôn lấy con người làm trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển.

Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu các ngành, các địa phương phải phối hợp chặt chẽ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, nhất là vướng mắc về thể chế, khơi thông nguồn lực, thực hiện bằng được mục tiêu biến vùng đất miền Trung đầy nắng gió thành một vùng phát triển đột phá về kinh tế, giàu bản sắc văn hóa.

Về quan điểm chỉ đạo, phải bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Có tư duy, cách tiếp cận và giải quyết từng vấn đề một cách khoa học, phù hợp, hiệu quả; triển khai công việc có trọng tâm, trọng điểm, làm đến đâu chắc đến đó, việc nào dứt việc đó. Phát huy tinh thần tự lực tự cường, dựa vào nội lực là chính, không trông chờ ỷ lại. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, gắn với truyền thống văn hóa lịch sử hào hùng và ý chí quật cường của vùng đất, con người miền Trung. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tránh dàn trải; tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi để thu hút đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh.

Liên kết hợp tác - đột phá từ kinh tế biển - phát triển nhanh và bền vững vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ

Về đẩy mạnh hợp tác và xúc tiến đầu tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Việt Nam cam kết tạo lập môi trường kinh doanh tốt nhất, hướng đến các chuẩn mực quốc tế; tạo mọi điều kiện để có môi trường thuận lợi, an toàn, minh bạch cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam, với tinh thần “bình đẳng, cùng phát triển, cùng có lợi, cùng trách nhiệm với xã hội, người lao động, bảo vệ môi trường; lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.

Thủ tướng đề nghị các nhà đầu tư, doanh nghiệp, đối tác phát triển tiếp tục giữ vững niềm tin, nêu cao tinh thần hợp tác cùng có lợi, khắc phục khó khăn, vượt qua thử thách, tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam nói chung, vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ nói riêng, để chuyển hóa những tiềm năng, lợi thế của vùng thành những sản phẩm, công trình cụ thể, giá trị cụ thể, tạo động lực phát triển.

Liên kết hợp tác - đột phá từ kinh tế biển - phát triển nhanh và bền vững vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn trao Quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư cho Tổng công ty Đầu tư xây dựng và Thương mại Anh Phát với dự án Khu công nghiệp Đồng Vàng tại Khu kinh tế Nghi Sơn”, tổng vốn đầu tư hơn 2.400 tỷ đồng.

Liên kết hợp tác - đột phá từ kinh tế biển - phát triển nhanh và bền vững vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn trao Quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Công ty CP Đầu tư thương mại Hà Nội Xanh với “Dự án Khu dân cư đô thị và Trung tâm thương mại Sầm Sơn, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa”, tổng vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng.

Liên kết hợp tác - đột phá từ kinh tế biển - phát triển nhanh và bền vững vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn trao Quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Công ty CP Tập đoàn VAS Nghi Sơn với “Dự án kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 17 tại Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa”, vốn đầu tư dự kiến hơn 6.400 tỷ đồng.

Cũng tại hội nghị, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo UBND các tỉnh đã trao Giấy chứng nhận đầu tư, Biên bản ghi nhớ cho các doanh nghiệp, đối tác trong và ngoài nước, với 45 dự án, tổng quy mô vốn hơn 1,7 tỷ USD.

Trong đó, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn đã trao Quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư cho Tổng công ty Đầu tư xây dựng và Thương mại Anh Phát với "Dự án Khu công nghiệp Đồng Vàng tại Khu kinh tế Nghi Sơn”, tổng vốn đầu tư hơn 2.400 tỷ đồng; Công ty CP Đầu tư thương mại Hà Nội Xanh với “Dự án Khu dân cư đô thị và Trung tâm thương mại Sầm Sơn, thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa”, tổng vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng; Công ty CP Tập đoàn VAS Nghi Sơn với “Dự án kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp số 17 tại Khu kinh tế Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa”, vốn đầu tư dự kiến hơn 6.400 tỷ đồng.

Minh Hiếu


Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]