18:38 31/03/2023 GMT+7
(Baothanhhoa.vn) - Với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thanh Hóa, ngày 27-2-2023 ghi dấu một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt. Sau thời gian tích cực, khẩn trương thực hiện lập quy hoạch tỉnh với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đóng góp công sức, trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học, Thanh Hoá đã được Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Và hôm nay, bầu trời xứ Thanh hoà chung bầu không khí phấn chấn với niềm tin mới - khát vọng mới khi “kim chỉ nam” cho sự phát triển toàn diện được công bố.

Khát vọng, niềm tin và trách nhiệm

Với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thanh Hóa, ngày 27-2-2023 ghi dấu một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt. Sau thời gian tích cực, khẩn trương thực hiện lập quy hoạch tỉnh với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đóng góp công sức, trí tuệ của các chuyên gia, nhà khoa học, Thanh Hoá đã được Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Và hôm nay, bầu trời xứ Thanh hoà chung bầu không khí phấn chấn với niềm tin mới - khát vọng mới khi “kim chỉ nam” cho sự phát triển toàn diện được công bố.

Khát vọng, niềm tin và trách nhiệm

Một góc đô thị Hải Tiến (Hoằng Hóa).

Thanh Hoá vốn là vùng đất có nhiều tiềm năng đặc biệt. Từ xa xưa, vùng đất “địa linh nhân kiệt”, đất “phên dậu” này luôn giữ vai trò trọng yếu cả về chính trị, quân sự, kinh tế, là căn cứ của nhiều cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Hiện nay, Thanh Hóa là tỉnh lớn thứ 5 cả nước về diện tích tự nhiên, thứ 3 về quy mô dân số, hội tụ đầy đủ các hệ sinh thái, loại địa hình, thuận tiện kết nối với nhiều vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Bởi thế, Thanh Hoá - “Việt Nam thu nhỏ” có đầy đủ tiềm năng, lợi thế để phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, nhất là các ngành công nghiệp, cảng biển, logistics, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch, y tế, giáo dục chất lượng cao... Thanh Hóa cũng đã “nung nấu” khát vọng và lộ trình phát triển toàn diện, trở thành tỉnh kiểu mẫu như sinh thời Bác Hồ từng mong muốn.

Khát vọng, niềm tin và trách nhiệm

Lọc hóa dầu được xác định là ngành công nghiệp mũi nhọn trong công nghiệp phát triển chế biến - chế tạo của tỉnh Thanh Hóa. (Trong ảnh: Tàu chở dầu thô cung cấp cho Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn).

Và những mong mỏi, kỳ vọng có cơ sở thực tế ấy, giờ đây đã được hoạch định cụ thể trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây sẽ là khung pháp lý cao nhất, khái quát nhất, là “xương sống” để các ngành, các lĩnh vực của tỉnh phát triển. Trên cơ sở quy hoạch tỉnh được phê duyệt, các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, các quy hoạch có tính chất chuyên ngành, các địa phương sẽ tiếp tục được rà soát, điều chỉnh hoặc lập mới để bảo đảm tính thống nhất, khoa học, bền vững, làm căn cứ để huy động nguồn lực nhằm hiện thực hóa các mục tiêu của quy hoạch “…phấn đấu đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước về công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo; nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, văn hóa và thể thao. Đến năm 2025, Thanh Hóa trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước; quốc phòng, an ninh bảo đảm vững chắc; giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội”.

Khát vọng, niềm tin và trách nhiệm

Chia sẻ với Đảng bộ và Nhân dân toàn tỉnh về bước đột phá của quy hoạch tỉnh mới được phê duyệt, tại lễ công bố, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng khẳng định: “Đây là sự kế thừa đầy đủ, sáng tạo các quan điểm, định hướng phát triển trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đồng thời, là nền tảng để tỉnh triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, mở ra cánh cửa lớn thu hút đầu tư, nâng cao vị thế địa phương, sớm hiện thực hóa mục tiêu trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc”.

Bên lề lễ công bố quy hoạch tỉnh hôm nay, là niềm vui, sự phấn chấn xen lẫn những trăn trở, trách nhiệm của các ngành, các địa phương - những đơn vị có trọng trách rồi đây sẽ bắt tay vào thực hiện thực hóa quy hoạch vào thực tiễn. Một khi đường lớn đã mở, chiến lược, mục tiêu đã được hoạch định rõ ràng, đường đến đích sẽ không còn xa.

Khát vọng, niềm tin và trách nhiệm

Một góc đô thị Thọ Xuân.

Được xác định là một trong 4 trung tâm kinh tế động lực của tỉnh, những năm gần đây, huyện Thọ Xuân đã có những bước chuyển mình rõ nét, xứng danh là cực tăng trưởng phía Tây. Cùng chung tâm thế háo hức và kỳ vọng tại lễ công bố quy hoạch tỉnh, đồng chí Hoàng Văn Đồng, Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy việc quy hoạch tỉnh được phê duyệt kịp thời đã thể hiện sự tâm huyết, trách nhiệm, quyết tâm cao của tỉnh đối với sự phát triển chung. Đây sẽ là cơ sở để sở, ngành, các huyện, thành phố, thị xã xác lập, triển khai các quy hoạch vùng huyện, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, các định hướng phát triển riêng của huyện phù hợp với phát triển chung của tỉnh.

Khát vọng, niềm tin và trách nhiệm

“Xa lộ” nông nghiệp công nghệ cao dọc đường Hồ Chí Minh dần lộ diện từ “hạt nhân” là Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn.

Ngay sau khi quy hoạch tỉnh Thanh Hóa được phê duyệt, huyện Thọ Xuân đã chủ động nghiên cứu quy hoạch, các định hướng của tỉnh trong quy hoạch có liên quan đến huyện để xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển trong tương lai. Cùng với đó, huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, địa phương khẩn trương rà soát, điều chỉnh tất cả các kế hoạch, quy hoạch, chương trình, đề án có liên quan để bổ sung, sửa đổi sao cho phù hợp, khớp với quy hoạch chung của tỉnh. Theo đó, Thọ Xuân phấn đấu đến năm 2024 trở thành huyện Nông thôn mới nâng cao đầu tiên của tỉnh, trở thành thị xã vào năm 2030 theo đúng lộ trình và định hướng trong quy hoạch tỉnh”.

Tại các điểm cầu cấp xã ở Thường Xuân, hàng trăm cán bộ, đảng viên và Nhân dân cùng theo dõi sự kiện có tính lịch sử này, ông Lê Văn Thượng, Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Thọ Thanh, xã Thọ Thanh (Thường Xuân), phấn khởi: “Là người dân tỉnh Thanh Hóa và là người đứng đầu HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của huyện Thường Xuân, địa phương tiệm cận với vùng kinh tế động lực Lam Sơn - Sao Vàng, tôi rất vinh dự, tự hào và kỳ vọng vào sự phát triển đột phá của tỉnh khi được Trung ương phê duyệt quy hoạch. Chúng tôi tin tưởng rằng, khi tỉnh công bố quy hoạch, các đơn vị cấp huyện, xã sẽ có kế hoạch hành động cụ thể để hiện thực hoá các mục tiêu quy hoạch đặt ra. Theo đó, khi “xa lộ” nông nghiệp công nghệ cao dọc đường Hồ Chí Minh được đầu tư, phát triển với “hạt nhân” là Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn, những vùng phụ cận của trung tâm cũng được trợ lực, hưởng lợi từ những đầu tư đó. Trước mắt, HTX tiếp tục nâng cao trình độ, năng lực sản xuất của thành viên, nghiên cứu, tiếp cận với khoa học kỹ thuật sản xuất tiên tiến và những hình thức kinh doanh, quảng bá sản phẩm hiện đại bảo đảm đủ “lực” để “hòa nhập, không hòa tan” khi các mục tiêu của Quy hoạch tỉnh nói chung Trung tâm kinh tế động lực Lam Sơn - Sao Vàng nói riêng dần hình thành và hiện hữu".

Khát vọng, niềm tin và trách nhiệm

Cán bộ, Nhân dân xã Quang Trung (thị xã Bỉm Sơn) dự lễ công bố quy hoạch trực tuyến.

Chiều ngày 31-3, cùng với 589 điểm cầu tại các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, toàn thể cán bộ, công chức xã Quang Trung (thị xã Bỉm Sơn) chăm chú theo dõi qua màn hình trực tuyến những mục tiêu, những hoạch định lớn về chính trị - kinh tế - an ninh - quốc phòng mà quy hoạch tỉnh đã vạch ra. Đồng chí Phạm Ngọc Thắng, Chủ tịch UBND xã Quang Trung cho biết: “Trước đây, chúng ta đã có quy hoạch nhưng phải điều chỉnh nhiều vì không liên kết, tích hợp với nhau. Bản quy hoạch của tỉnh vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là kết quả của sự tích hợp tổng hợp các loại quy hoạch. Quy hoạch này chính là tầm nhìn, định hướng, dẫn dắt chúng ta trong giai đoạn phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Nhìn vào quy hoạch này, cán bộ, đảng viên, Nhân dân biết Thanh Hoá 10 năm, 30 năm tới sẽ có hình hài ra sao? Quy hoạch cũng giúp chúng ta tổ chức không gian, phân bổ lãnh thổ và dự định được nhiều mục tiêu phát triển khác”.

Với huyện Quảng Xương, quy hoạch tỉnh Thanh Hóa được phê duyệt đã mở ra nhiều không gian mới, hành lang mới cho sự phát triển của địa phương. Đồng chí Nguyễn Đức Thịnh, Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương, chia sẻ: “Trong quy hoạch tỉnh mới được phê duyệt đã đề ra định hướng đến năm 2030, Quảng Xương sẽ cùng Thọ Xuân, Hoằng Hóa trở thành thị xã. Địa phương cũng được định hướng quy hoạch khu công nghiệp Lưu Bình quy mô 470 ha và 8 cụm công nghiệp quy mô gần 342 ha. Đây sẽ là cơ sở trong tiến trình thu hút đầu tư công nghiệp công nghệ cao vào địa bàn. Không những vậy, từ những yếu tố được quy hoạch vào không gian của vùng trung tâm, kết nối với các hành lang kinh tế, sẽ là yếu tố thuận lợi cho địa phương được “hưởng lợi” từ đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, thúc đẩy giao thương liên vùng, hội tụ nhiều điều kiện để phát triển tăng tốc. Cũng theo quy hoạch tỉnh vừa phê duyệt, khu đô thị ven biển Quảng Xương sẽ trở thành đô thị du lịch trọng điểm của tỉnh. Đây là nền tảng để địa phương tiếp tục quy hoạch, phát triển, nâng cấp các khu du lịch, khu đô thị ven biển chất lượng cao như đô thị ven biển xã Quảng Nham, đô thị ven biển đoạn từ Nam Sầm Sơn đến đô thị Tiên Trang. Cùng với đó, đô thị du lịch khoáng nóng tại xã Quảng Yên cũng đang được hình thành”.

Khát vọng, niềm tin và trách nhiệm

Sản xuất lúa giống tại Công ty TNHH hạt giống Hana (Quảng Xương).

Niềm vui, kỳ vọng và những hoạch định phát triển cho tương lai đã được người đứng đầu và các cấp chính quyền địa phương khẳng định. Song để hiện thực hóa các mục tiêu mà quy hoạch đề ra là cả quá trình dài thể hiện tư duy đột phá, quyết liệt của các cấp chính quyền, địa phương.

Khát vọng, niềm tin và trách nhiệm

Cán bộ, công chức theo dõi lễ công bố quy hoạch tỉnh tại điểm cầu huyện Nga Sơn.

Đồng chí Lê Ngọc Hợp, Bí thư Huyện ủy Nga Sơn, cho biết: “Là một trong những địa phương được nhắc đến trong quy hoạch tỉnh Thanh Hóa, huyện Nga Sơn nằm trong hành lang kinh tế ven biển với nhiều kỳ vọng để phát triển đồng bộ, toàn diện các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ, du lịch. Theo đó, khi tỉnh công bố quy hoạch, huyện Nga Sơn sẽ căn cứ vào quy hoạch tỉnh để điều chỉnh, hoàn thiện quy hoạch xây dựng vùng huyện đến năm 2035, định hướng đến năm 2050 làm cơ sở để phát triển đô thị, dịch vụ công nghiệp tập trung, dịch vụ du lịch tâm linh, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, phát triển nông nghiệp chất lượng cao và các ngành nghề kinh tế biển, phát triển làng nghề truyền thống. Trước mắt huyện sẽ nhanh chóng tuyên truyền, phổ biến những nội dung chính của quy hoạch tỉnh để cán bộ, đảng viên và Nhân dân nắm được, chấp hành tốt các quy định của quy hoạch, lấy quy hoạch tỉnh làm cơ sở để xây dựng, phát triển địa phương. Sau đó hoàn thiện quy hoạch vùng huyện trình các cấp thẩm quyền phê duyệt và xây dựng kế hoạch hành động để triển khai các nội dung được nhắc đến trong quy hoạch”.

Khát vọng, niềm tin và trách nhiệm

Thanh Hóa đặt mục tiêu trở thành trung tâm may mặc, giày da khu vực Bắc Trung bộ.

Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 của định hướng rõ: Phát triển Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp chế biến, chế tạo, làm nền tảng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng chí Phạm Bá Oai Giám đốc Sở Công Thương, cho biết: Để thực hiện định hướng phát triển, Sở Công Thương đang nghiên cứu, tham mưu cho tỉnh có cơ chế, chính sách đột phá để thu hút và mở rộng quy mô sản xuất các ngành công nghiệp có thế mạnh. Thanh Hóa sẽ ưu tiên thu hút một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao như thiết bị và linh kiện điện tử, vật liệu mới, tự động hóa…để tạo ra các động lực tăng trưởng mới. Cùng với đó, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, từng bước hình thành và phát triển một số cụm liên kết các ngành công nghiệp chủ lực. Tỉnh sẽ tập trung ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có giá trị và có năng suất cao, trong đó trọng tâm là 7 nhóm ngành chính theo lộ trình cụ thể, gồm: Nhóm sản phẩm cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại gắn với ứng dụng công nghệ cao, phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, phục vụ sản xuất lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo. Nhóm ngành hóa chất, cao su, nhựa; nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng; nhóm ngành thực phẩm và đồ uống; nhóm ngành dệt may, da giày; nhóm ngành chế biến lâm sản và nhóm công nghiệp chế biến chế tạo khác. Cùng với đó, đơn vị sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao các chỉ số đo lường về môi trường đầu tư như, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào tỉnh nói chung và đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nói riêng nhằm hỗ trợ công tác kêu gọi thu hút đầu tư dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhà”.

Khát vọng, niềm tin và trách nhiệm

Cán bộ, công chức theo dõi lễ công bố quy hoạch tỉnh tại điểm cầu Ngọc Lặc.

Nhóm PV Kinh tế


Nhóm PV Kinh tế

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]