(Baothanhhoa.vn) - Sau khi nghe các Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát, Thường trực HĐND tỉnh đã thống nhất, ban hành Kết luận về kết quả giám sát việc cải cách hành chính (CCHC), trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2021. Sáng 11-7, tại Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVIII, đồng chí Nguyễn Quang Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã báo cáo đến đại biểu, cử tri và Nhân dân kết quả công tác này.

Kết quả giám sát việc cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2021

Sau khi nghe các Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát, Thường trực HĐND tỉnh đã thống nhất, ban hành Kết luận về kết quả giám sát việc cải cách hành chính (CCHC), trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2021. Sáng 11-7, tại Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVIII, đồng chí Nguyễn Quang Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã báo cáo đến đại biểu, cử tri và Nhân dân kết quả công tác này.

Kết quả giám sát việc cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2021

Đồng chí Nguyễn Quang Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh báo cáo kết quả giám sát việc cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2021. (Ảnh Quốc Hương)

Về kết quả đạt được, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả Chương trình tổng thể CCHC, kế hoạch CCHC, việc thực hiện cơ chế 1 cửa, 1 cửa liên thông trong giải quyết TTHC... chỉ đạo thực hiện khâu đột phá về CCHC theo Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, lần thứ XIX. UBND tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo đẩy mạnh CCHC, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; Ban chỉ đạo xây dựng chính quyền điện tử. Từ năm 2018 đến 2021, UBND tỉnh đã ban hành 67 văn bản để chỉ đạo, tổ chức thực hiện CCHC; trong đó đã trình Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành kế hoạch hành động khâu đột phá về đẩy mạnh CCHC, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn; trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành nghị quyết về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; ban hành kế hoạch CCHC trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025; bộ tiêu chí và phương pháp xác định chỉ số CCHC của các sở ngành cấp tỉnh; UBND các huyên, thị xã, thành phố, UBND xã, phường, thị trấn; Đề án đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh các sở ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện (DDCI); Đề án xây dựng chính quyền điện tử và phát triển các dịch vụ thành phố thông minh giai đoạn 2017-2020..

Trong giai đoạn 2018-2021, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo xây dựng hoàn thiện thể chế; giao các sở chuyên ngành tham mưu để điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản chỉ đạo, điều hành trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước. Đồng thời, hàng năm ban hành kế hoạch kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật nhằm kịp thời phát hiện những quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong giai đoạn 2018-2021 đã kiểm tra 11.328 văn bản do UBND, Chủ tịch UBND ban hành, trong đó có 185 văn bản quy phạm pháp luật.

Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính, toàn tỉnh đã thực hiện sắp xếp 143 xã, phường, thị trấn thành 67 xã, phường, thị trấn, giảm 76 đơn vị; sáp nhập 3.100 thôn, tổ dân phố để thành lập 1.522 thôn, tổ dân phố (giảm 1.578 đơn vị). Thực hiện sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập đến ngày 31-12-2021 toàn tỉnh đã giảm được 252 sự nghiệp công lập và 104 đầu mối sự nghiệp so với năm 2015. Các huyện đã giải thể phòng y tế; thành lập Trung tâm dịch vụ nông nghiệp trên cơ sở sáp nhập các trạm khuyến nông, thú y, bảo vệ thực vật; thành lập trung tâm văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch trên cơ sở sáp nhập trung tâm văn hóa, thể thao, đài truyền thanh, ban quản lý di tích.

Các đơn vị đã thực hiện nghiêm việc sắp xếp, tổ chức lại tổ chức bên trong của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và sắp xếp tổ chức lại tổ chức và số lượng cấp phó các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Đồng thời, thực hiện giảm chỉ tiêu biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm cán bộ công chức, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và thôn, tổ dân phố. Việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức được chú trọng thực hiện.

Về cải cách tài chính công, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập cấp tỉnh 2019-2021, mục tiêu đến năm 2025. Triển khai thực hiện cơ chế tự chủ tại các bệnh viện công lập thuộc tỉnh giai đoạn 2018-2020... các huyện, thị xã, thành phố đã tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan Nhà nước. Công tác hiện đại hóa hành chính được quan tâm thực hiện.

Kết quả công tác giải quyết TTHC từ ngày 1-1-2018 đến 31-12-2021: Tổng số hồ sơ đã nhận là 9.137.714 ; số hồ sơ đã giải quyết là 8.598.492, trong đó giải quyết đúng hạn đạt tỷ lệ 99,8%.

Trong công tác cải cách TTHC, các đơn vị đã thực hiện nghiêm túc việc cắt giảm thời hạn giải quyết TTHC, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, góp phần cải thiện mạnh mẽ môi trường đâu tư kinh doanh, nâng cao sự hài lòng của tổ chức công dân. Việc tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa nhất là bằng hình thức trực tuyến đã tạo sự công khai, minh bạch, giảm thiểu tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực khi giải quyết thủ tục hành chính.

Năm 2021, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) đứng thứ 3/63 tỉnh, thành phố tăng 21 bậc so với năm 2020; chỉ số CCHC (PAR INDEX) đứng thứ 14/63 tỉnh, thành phố (tăng 15 bậc so với năm 2020).

Báo cáo cũng nêu lên những tồn tại, hạn chế trong từng lĩnh vực của công tác CCHC, trọng tâm là cải cách TTHC trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2021. Cụ thể là, nhận thức của người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị về CCHC còn hạn chế. Việc kiểm tra công tác CCHC còn thực hiện chưa thường xuyên, số cuộc kiểm tra còn ít. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh chưa đạt như kỳ vọng. Việc thể chế các quy định, chính sách, chế độ bồi thường GPMB còn chưa kịp thời, gây khó khăn cho quá trình thực hiện. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đồng đều, thậm chí còn yếu; công tác kiểm tra, thanh tra công vụ chưa thường xuyên, việc phát hiện các vụ việc tiêu cực chưa kịp thời. Việc cập nhật các quy định về TTHC mới ban hành hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, có lúc, có nơi chưa kịp thời...

Báo cáo đề ra 3 kiến nghị đối với Trung ương, 2 kiến nghị đối với HĐND tỉnh, 9 kiến nghị với UBND tỉnh, 6 kiến nghị với các sở, ngành, UBND cấp huyện và 1 kiến nghị đối với HĐND cấp huyện. Trong đó, kiến nghị UBND tỉnh cần chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về CCHC. Chỉ đạo các cơ quan, địa phương, đơn vị làm tốt công tác phối hợp, có biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình giải quyết TTHC. Tiếp tục nghiên cứu, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình HĐND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả công tác CCHC của tỉnh. Hàng năm chỉ đạo việc tổ chức đánh giá, xếp hạng Chỉ số CCHC đối với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBD cấp huyện, cấp xã đảm bảo khách quan, chính xác.. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc, UBND cấp huyện khắc phục tình trạng hồ sơ giải quyết quá hạn; việc bổ sung hồ sơ quá 1 lần; thực hiện nghiêm quy định về xin lỗi khi có hồ sơ trễ hẹn...

Nhóm Phóng viên (lược ghi)


Nhóm Phóng viên (lược ghi)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]