Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 30: Đánh giá tình hình quý I; nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2024
Sáng 5/4, dưới sự chủ trì của đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, hội nghị lần thứ 30 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX đã diễn ra, để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý I; nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2024 và một số nội dung quan trọng khác.
Toàn cảnh hội nghị.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng và các Phó Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị.
Dự hội nghị có đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố.
Các đại biểu dự hội nghị.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu
Khai mạc hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nhấn mạnh: Quý I năm 2024, trong bối cảnh thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen, với tinh thần “Kỷ cương - Trách nhiệm - Hành động - Sáng tạo - Phát triển”, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, đạt nhiều kết quả rất quan trọng và khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.
Nổi bật là: Kinh tế tăng trưởng cao và khá đồng đều trong các khu vực; tốc độ tăng trưởng (GRDP) quý I của tỉnh đạt 13,15%, đứng thứ 3 cả nước và đứng đầu trong nhóm các tỉnh, thành phố có quy mô kinh tế lớn nhất cả nước. Các lĩnh vực sản xuất đều có bước phát triển, trong đó sản xuất nông nghiệp tăng trưởng cao và khá toàn diện; sản xuất công nghiệp tăng trưởng mạnh; hoạt động du lịch diễn ra sôi động, tổng doanh thu du lịch tăng cao, dịch vụ vận tải tăng mạnh; giá trị xuất khẩu tăng 40,1%, thu ngân sách nhà nước tăng 31,5% so với cùng kỳ. Công tác giải ngân vốn đầu tư công, giải phóng mặt bằng có chuyển biến tích cực.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng phát biểu khai mạc hội nghị.
Văn hóa - xã hội tiếp tục chuyển biến tiến bộ; đã tổ chức cho Nhân dân vui xuân, đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trong không khí vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm và nghĩa tình. An sinh xã hội được bảo đảm, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện. Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đặc biệt quan tâm và có nhiều đổi mới; năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên; đoàn kết thống nhất trong Đảng, trong cả hệ thống chính trị, trong Nhân dân tiếp tục được củng cố và tăng cường.
Các đại biểu dự hội nghị.
Tuy nhiên, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy chỉ rõ, trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quý I năm 2024 vẫn còn những hạn chế, một số vấn đề đang là những khó khăn, thách thức lớn.
Nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của Hội nghị lần thứ 30, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các đại biểu nghiên cứu kỹ báo cáo do Ban Thường vụ Tỉnh ủy chuẩn bị và xuất phát từ tình hình thực tiễn của tỉnh, cũng như từ các ngành, lĩnh vực, địa bàn nơi công tác để tham gia thảo luận, phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình quý I năm 2024. Đối chiếu với những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra từ đầu năm, chỉ rõ những kết quả, thành tích nổi bật đã đạt được, nhất là những yếu tố tích cực, yếu tố mới xuất hiện. Trong quá trình thảo luận, cần tập trung phân tích, chỉ rõ nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém, nhất là nguyên nhân chủ quan và những kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nhấn mạnh: Năm 2024 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm tăng tốc, bứt phá để về đích, quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của nhiệm kỳ 2020 - 2025. Những kết quả đạt được trong quý I là rất phấn khởi, song đây mới chỉ là kết quả bước đầu, nhiệm vụ đặt ra đối với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh ta trong quý II và 9 tháng còn lại của năm 2024 còn rất lớn.
Trên cơ sở phân tích, dự báo các khả năng có thể xảy ra trong quý II và 9 tháng còn lại của năm 2024, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các đại biểu tham gia cụ thể vào 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quý II được nêu trong báo cáo, bảo đảm sát với thực tiễn, có tính khả thi cao.
Trong đó, cần tập trung phân tích, làm rõ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư, công tác giải phóng mặt bằng, nhất là đối với các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh; các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án chuyển tiếp và hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để khởi công các dự án mới theo kế hoạch; các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát huy tối đa công suất, tăng sản lượng, nâng cao giá trị sản xuất...
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nêu rõ: “Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”; vì vậy đề nghị các đồng chí nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức trong tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, nhất là các biện pháp khắc phục tâm lý e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm, nhũng nhiễu, quan liêu khi thực thi công vụ”.
Từng đồng chí tham dự hội nghị, nhất là các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu, tham gia thảo luận tích cực, tâm huyết, trọng tâm, không chỉ góp phần vào thành công của hội nghị, mà còn có tác động làm chuyển biến tình hình của tỉnh.
Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hùng trình bày báo cáo tóm tắt kết quả kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân lãnh đạo, quản lý các cấp năm 2023.
Ngay sau bài phát biểu khai mạc của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã trình bày báo cáo tóm tắt kết quả kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân lãnh đạo, quản lý các cấp năm 2023.
GRDP đứng thứ 3 cả nước và cao nhất quý I kể từ năm 2020 đến nay
Trong quý I, trước bối cảnh có nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các cấp, các ngành đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực, với tinh thần “Kỷ cương - Trách nhiệm - Hành động - Sáng tạo - Phát triển”. Cùng với đó là sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân, nên kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển, quốc phòng - an ninh được bảo đảm, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt kết quả tích cực.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I năm 2024 ước đạt 13,15%, đứng thứ 3 cả nước và cao nhất quý I kể từ năm 2020 đến nay. Trong đó, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,56%; công nghiệp - xây dựng tăng 22,23%; dịch vụ tăng 5,42%; thuế sản phẩm tăng 3,43%.
Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt kết quả tích cực. Toàn tỉnh đã hoàn thành thu hoạch vụ Đông với sản lượng ước đạt 63,7 nghìn tấn, bằng 94,9% kế hoạch; vụ Xuân gieo trồng được 182,6 nghìn ha, bằng 95,6% kế hoạch. Lâm nghiệp phát triển theo hướng bền vững; đã trồng mới được 2.430 ha rừng tập trung, bằng 24,3% kế hoạch, tăng 6,8% so với cùng kỳ.
Trong quý I, có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), 7 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 7 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 13 đơn vị cấp huyện và 363 xã đạt chuẩn NTM, 97 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 23 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Có thêm 15 sản phẩm được xếp hạng OCOP 3 sao cấp tỉnh, nâng tổng số sản phẩm OCOP cấp tỉnh lên 479 sản phẩm.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng mạnh, chỉ số sản xuất công nghiệp quý I ước tăng 20% so với cùng kỳ. Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống phát triển ổn định. Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng, chất lượng công trình xây dựng được tăng cường. UBND tỉnh đã phê duyệt 2 quy hoạch phân khu xây dựng trong Khu kinh tế Nghi Sơn (Khu công nghiệp số 11 và 16).
Cũng trong quý, các lĩnh vực thuộc ngành dịch vụ phát triển khá với doanh thu bán lẻ hàng hóa và một số lĩnh vực dịch vụ ước đạt 45.857 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ. Giá trị xuất khẩu ước đạt 1.376,5 triệu USD, tăng 40,1%, là mức tăng cao nhất trong 4 năm thực hiện kế hoạch 2021-2025; giá trị nhập khẩu ước đạt 2.257,5 triệu USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ. Hoạt động du lịch diễn ra sôi động; toàn tỉnh ước đón 2,5 triệu lượt khách, tăng 10% so với cùng kỳ, doanh thu du lịch ước đạt 2.408,5 tỷ đồng, tăng 16,5% so với cùng kỳ.
Thu ngân sách nhà nước tăng cao so với dự toán và cùng kỳ, ước đạt 13.356 tỷ đồng, bằng 37,6% dự toán và tăng 31,5% so với cùng kỳ. Huy động vốn đầu tư phát triển ước đạt 31.681 tỷ đồng, bằng 23,5% kế hoạch, tăng 7,1% so với cùng kỳ. Đến ngày 29/3 đã thu hút được 30 dự án đầu tư trực tiếp (trong đó có 6 dự án FDI), gấp 2,14 lần so với cùng kỳ, với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 3.539 tỷ đồng và 62 triệu USD.
Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 do tỉnh quản lý được giao chi tiết ngay từ đầu năm và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Đến ngày 22/3 toàn tỉnh đã giải ngân được 2.058,3 tỷ đồng, bằng 16,1% kế hoạch, cao hơn 4,5% so với cùng kỳ.
Lĩnh vực văn hóa - xã hội tiếp tục chuyển biến tiến bộ. Tỉnh dẫn đầu cả nước về tỷ lệ thí sinh dự thi đoạt giải và xếp thứ 4 về số lượng thí sinh đoạt giải nhất tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2023-2024. An sinh xã hội được chăm lo, đời sống Nhân dân được cải thiện.
Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đã hoàn thành chỉ tiêu giao nhận quân năm 2024. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đạt kết quả tích cực; hệ thống thể chế, quy chế, quy định, cơ chế, chính sách, quy hoạch tiếp tục được bổ sung, sửa đổi, ban hành mới, ngày càng hoàn thiện...
Báo cáo cũng đã nêu lên những tồn tại, hạn chế liên quan đến việc phát triển các ngành kinh tế, vấn đề đầu tư và phát triển doanh nghiệp... và đề ra các nhóm nhiệm vụ trọng tâm thực hiện trong quý II nhằm tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ sáng tạo, hiệu quả các mục tiêu đã đề ra trong năm 2024.
Thảo luận các nội dung phát triển kinh tế - xã hội
Dưới sự điều hành của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lại Thế Nguyên, các đại biểu đã tập trung thảo luận các nội dung đã được đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng gợi mở trong phần phát biểu khai mạc.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên điều hành thảo luận tại hội nghị.
Các ý kiến thảo luận tại hội nghị đều đồng tình với báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý I; nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2024.
Phân tích, đánh giá từng nội dung, các đại biểu cho rằng: Những kết quả đạt được trong quý I thể hiện rõ sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ngay từ đầu năm. Đó cũng là kết quả của sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân.
Trong phần thảo luận, các đại biểu cũng nêu bật những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế liên quan đến nhiều vấn đề như công tác lập, trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2024 cấp huyện; công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư; hoạt động thu ngân sách nhà nước...
Các đại biểu cũng dự báo tình hình tác động đến sự phát triển của tỉnh và nêu lên những giải pháp cần tập trung ưu tiên để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên các lĩnh vực. Đồng thời thể hiện sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2024, tạo động lực để tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát triển nhanh và bền vững.
Tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công Qúy I năm 2024 hầu hết các chỉ tiêu tăng cao so với cùng kỳ năm 2023. Có được kết quả trên, ngoài sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, trong quý I nhiều doanh nghiệp, dự án, cơ sở sản xuất có mức tăng trưởng tương đối tốt như: Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn và đặc biệt là sự phục hồi, phát triển của các doanh nghiệp may, giày da. Nguyễn Mạnh Hiệp, Quyền Cục trưởng Cục thống kê Thanh Hóa. Dự báo quý II năm 2024 và thời gian tới, tình hình kinh tế tiếp tục xu hướng phục hồi; các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện; môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, tạo thuận lợi để đẩy mạnh thu hút đầu tư. Các nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Nhiệt điện Nghi Sơn 2 và các nhà máy may mặc, giày da được dự báo phát triển ổn định. Bên cạnh đó, có thêm một số dự án lớn dự kiến hoàn thành đi vào hoạt động, nhiều dự án khởi công mới, là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Để đạt mục tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 11% trở lên, tỉnh cần tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, đồng thời đẩy nhanh các dự án chuyển tiếp trên địa bàn. Thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Bên cạnh những kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực, tỉnh Thanh Hóa gặp phải những khó khăn, thách thức, đó là: Một số sản phẩm tăng trưởng ở mức thấp, giảm so với cùng kỳ; khó khăn trong thu tiền sử dụng đất; tăng trưởng tín dụng đáng lo ngại; tiến độ triển khai một số dự án lớn, trọng điểm chưa bảo đảm yêu cầu. Lê Minh Nghĩa, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đã đề ra trong quý II/2024, tỉnh cần tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh phát triển đối với các khu vực kinh tế. Trong quý I, khu vực công nghiệp phát triển tương đối tốt nhưng khu vực dịch vụ lại đạt thấp nên cần tập trung phát triển các hoạt động du lịch để kích cầu tăng trưởng. Hiện nay, tỷ lệ vốn đối ứng theo cam kết của ngân sách huyện cho các dự án đạt rất thấp, chỉ đạt 20-25%. Vì vậy, các huyện, thị xã, thành phố cần tăng cường bố trí vốn đối ứng cho các dự án để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Cùng với đó, cần tiếp tục triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ, thủ tục để khởi công mới các dự án theo kế hoạch. Đối với các dự án đầu trực tiếp, đây là động lực quan trọng để phát triển nên các địa phương cần tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng đối với các dự án chưa được giao đất. Đối với các dự án đã giải phóng mặt bằng xong, các ngành chức năng cần đẩy nhanh tiến độ cấp phép cho nhà đầu tư, đồng thời xác định rõ khâu nào của Nhà nước, khâu nào của nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Tập trung giải quyết những khó khăn mới xuất hiện để tăng thu ngân sách nhà nước Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) quý I năm 2024 đạt 13,15%, đứng thứ 3 cả nước. Kết quả đó thể hiện sự quyết tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024. Ngô Đình Hùng, Cục trưởng Cục Thuế Thanh Hóa Bên cạnh đó, sự phục hồi của nền kinh tế thế giới cùng sản xuất trong nước tiếp tục phát triển đã thúc đẩy mạnh mẽ mức tăng trưởng của các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh trong những tháng đầu năm 2024, đặc biệt là 3 lĩnh vực trụ cột: xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng. Trong đó, lĩnh vực đầu tư công của tỉnh trong quý I đạt nhiều kết quả ấn tượng. Dự báo trong thời gian tới sẽ xuất hiện những khó khăn, thách thức mới tác động đến nền kinh tế, trong đó có hoạt động thu ngân sách nhà nước. Để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ thu ngân sách năm 2024, tỉnh cần tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án; thu tiền sử dụng đất, hoạt động xuất khẩu; triển khai hóa đơn điện tử trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm kiểm soát chặt nguồn thuế. Cùng với đó, tỉnh và các địa phương cần tiếp tục đồng hành với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh phát triển, nhằm tăng nguồn thu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tổng diện tích gieo trồng dự kiến sẽ vượt kế hoạch đề ra, tăng cao so với cùng kỳ Trong quý I, toàn tỉnh đã tập trung thu hoạch cây trồng vụ Đông, gieo trồng vụ Xuân; hầu hết cây trồng vụ đông đều được mùa, giá cả thu mua ổn định, nhiều cây trồng tăng giá. Sản xuất vụ chiêm thời tiết thuận lợi nên tổng diện tích gieo trồng dự kiến sẽ vượt kế hoạch đề ra, tăng cao so với cùng kỳ Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Những kết quả của quý I “thắp lên” nhiều hy vọng cho bức tranh kinh tế của tỉnh nhà sau 1 năm nhiều khó khăn, thách thức. Để đạt được kết quả trên, tỉnh ta đã lượng hóa, cụ thể tất cả các nhiệm vụ ngay từ đầu năm tạo điều kiện thuận lợi để các cấp, ngành, đơn vị tổ chức thực hiện. Về bức tranh nông nghiệp, trong quý I đã tập trung thu hoạch cây trồng vụ đông, gieo trồng vụ xuân; hầu hết cây trồng vụ đông đều được mùa, giá cả thu mua ổn định, nhiều cây trồng tăng giá. Sản xuất vụ chiêm thời tiết thuận lợi nên tổng diện tích gieo trồng dự kiến sẽ vượt kế hoạch đề ra, tăng cao so với cùng kỳ; một số cây trồng chủ lực như lúa tăng 2 nghìn ha so với kế hoạch đề ra, mía tăng 1,5 nghìn ha, sắn tăng 27 nghìn ha, ngô tăng 100ha... Cùng với thuận lợi trong gieo trồng, chăn nuôi đã kiểm soát tốt dịch bệnh, giá thịt lợn hơi có sự phục hồi; lâm nghiệp đã đảm bảo an ninh rừng, PCCC rừng, diện tích khai thác rừng (đến chu kỳ khai thác) tăng đáp ứng nhu cầu các nhà máy. Xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quý II, Sở NN&PTNT tiếp tục phối hợp với các ngành, các địa phương tập trung chăm sóc, phòng chống sâu bệnh kịp thời diện tích cây trồng vụ xuân, nhất là cây lúa; nhanh chóng giải phóng đất đai xuống giống cây mía, cây sắn; chăm sóc diện tích lưu gốc đảm bảo diện tích, năng suất. Tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt diện tích phòng, chống dịch bệnh trên, đối với vật nuôi, trọng tâm là tiêm phòng đạt tỷ lệ trên 80%. Tập trung chỉ đạo quyết liệt trong thực hiện công tác phòng chống khai thác bất hợp pháp IUU; kiên quyết không để “tàu 3 không” vươn khơi bám biển. Đảm bảo an ninh, an toàn rừng, thực hiện tốt công tác phòng, cháy chữa cháy rừng; đẩy nhanh tiến độ trồng rừng; tháo gỡ khó khăn cho các dự án lâm nghiệp. Chuẩn bị phương châm “4 tại chỗ” trong công tác phòng chống thiên tai; xây dựng các phương án ứng phó tại các khu vực, các điểm xung yếu trong mùa mưa. Tập trung chỉ đạo công tác xây dựng nông thôn mới... Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc thẩm định, trình duyệt kế hoạch sử dụng đất Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự nỗ lực của các ngành cấp tỉnh và cấp ủy, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố, hiệu quả kế hoạch sử dụng đất có sự tiến bộ hơn so với những năm trước đây. Trong đó, một số đơn vị đã làm tốt công tác chuẩn bị hồ sơ, thời gian, công tác phối hợp. Lê Sỹ Nghiêm, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đến ngày 31/3/2024 toàn tỉnh đã thực hiện giải phóng mặt bằng được 853,946 ha, đạt 39,41% so với kế hoạch, tăng 3,44 lần so với thời điểm 15/3/2022, tăng 1,99 lần so với điểm 15/3/2023. Về kết quả thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, 3 tháng đầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh đã tổ chức đấu giá 91/736 dự án; diện tích đấu giá 21,58ha/586,2ha. Tổng số dự án Sở Tài nguyên và Môi trường đang thực hiện việc xác định giá đất là 58 dự án, trong đó số dự án chuyển sang từ năm 2023 là 44/58 dự án; số lượng dự án phát sinh mới năm 2024 là 14/58 dự án. Số lượng dự án được UBND tỉnh phê duyệt tính đến ngày 4/4 là 3 dự án, diện tích 32,86 ha. 3 tháng đầu năm 2024 đã xác định giá đất 3 dự án, được UBND tỉnh phê duyệt là 288,29 tỷ đồng. Đển nay, có 7/19 huyện thuộc kế hoạch của Đề án Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tỉnh Thanh Hóa gửi số liệu báo cáo; còn 12 huyện, thị xã, thành phố chưa có văn bản báo cáo... Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những khó khăn, vướng mắc, đó là: UBND các huyện, thị xã, thành phố chưa quan tâm, bố trí kinh phí thực hiện theo Đề án được duyệt; chưa báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện. Một số đơn vị đã được UBND tỉnh đã giao làm chủ đầu tư và triển khai thực hiện việc đo đạc bản đồ địa chính khu vực đất nông nghiệp do dồn điền đổi thửa (từ những năm 2017), nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành, chưa gửi hồ sơ, sản phẩm về Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, ký duyệt theo quy định. Do đó, chưa thể triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ theo Đề án được duyệt. Thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo 12 huyện, thị xã, thành phố còn lại khẩn trương bố trí kinh phí, xây dựng khối lượng, nhiệm vụ, dự toán kinh phí và báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch năm 2024. Đồng thời, chỉ đạo UBND các huyện Như Thanh, Nga Sơn và thị xã Bỉm Sơn khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ đo đạc bản đồ địa chính đã được UBND tỉnh giao triển khai, làm cơ sở thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo của Đề án. Đẩy mạnh tiến độ các dự án tu bổ, tôn tạo di tích nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch mới Trên địa bàn Thanh Hóa có 163 dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa. Trong đó có 4 dự án đang trong giai đoạn hoàn thành và đưa vào sử dụng; 15 dự án đang trong giai đoạn triển khai; 41 dự án khởi công mới; 32 dự án được thống nhất chủ trương đầu tư... Tuy nhiên, việc triển khai các dự án bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích còn chậm; nhiều dự án chưa được các địa phương trình duyệt chủ đầu tư. Phạm Nguyên Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển du lịch và phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, các địa phương cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án về tu bổ, tôn tạo, phục hồi các di tích trên địa bàn. Trọng tâm là giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quy hoạch, giải phóng mặt bằng và nguồn lực; tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng bá truyền thống lịch sử, văn hóa và phát triển các sản phẩm du lịch của từng địa phương; đẩy mạnh huy động các nguồn lực để tu bổ, tôn tạo các di tích. Bên cạnh đó, các sở, ngành liên quan cần hỗ trợ và giải quyết những về thủ tục hành chính, quy hoạch trong quá trình triển khai các dự án tu bổ, tôn tạo di tích; tỉnh tiếp tục quan tâm, ưu tiên nguồn lực cho việc triển khai các dự án về tu bổ, tôn tạo, phục hồi các di tích trên địa bàn, từ đó tạo ra những sản phẩm du lịch mới, gắn với các di tích lịch sử, văn hóa và lễ hội ở các địa phương. Đề xuất giải pháp thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm Thống nhất với 10 nhóm giải pháp đã nêu trong báo cáo, từ góc độ địa phương, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Thiệu Hóa Nguyễn Văn Biện đề nghị tỉnh tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án và tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024; thực hiện rà soát, điều chỉnh vốn của các dự án không có khả năng giải ngân, chậm giải ngân để bố trí cho các dự án có nhu cầu bổ sung vốn nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Trong việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch 1/500, tỉnh xem xét phân cấp thực hiện để bảo đảm hiệu quả cao hơn. Nguyễn Văn Biện, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Thiệu Hóa Sau sáp nhập các đơn vị hành chính, công sở dôi dư trên địa bàn huyện Thiệu Hóa còn nhiều nhưng đến nay vẫn chậm được xử lý, ảnh hưởng đến quy hoạch chung của xã, huyện. Vì vậy, đề nghị tỉnh sớm có hướng giải quyết để tránh lãng phí nguồn tài nguyên đất cũng như tài sản dôi dư trên đất. Trong phong trào xây dựng NTM, tỉnh cần có cơ chế hỗ trợ cho các huyện, các xã đã hoàn thành xây dựng NTM để có thêm nguồn lực tiếp tục xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Đối với việc tuyển dụng giáo viên còn thiếu nên ưu tiên cho các huyện tuyển viên chức giáo dục trước, sau đó đến hợp đồng lao động để bảo đảm quyền lợi cho người lao động đang công tác trong ngành giáo dục cũng như chất lượng dạy và học ở mỗi địa phương. |
Xem khó khăn, thách thức là trải nghiệm, là động lực phấn đấu vươn lên
Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng đánh giá cao các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và các đại biểu tham dự hội nghị đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, thảo luận dân chủ, thẳng thắn, đóng góp nhiều ý kiến trí tuệ, xác đáng vào các nội dung do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Cán sự đảng UBND tỉnh chuẩn bị.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Trọng Hưng phát biểu kết luận hội nghị.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy một lần nữa nhấn mạnh những kết quả đạt được trong quý I năm 2024. Đồng thời chỉ rõ những hạn chế, yếu kém, nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém và yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là người đứng đầu các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng cũng nêu bật những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh rút ra trong thời gian qua đó là: Phải tăng cường đoàn kết thống nhất trong nội bộ từng cơ quan, đơn vị, đoàn kết trong Đảng, trong cả hệ thống chính trị và đoàn kết toàn dân. Phải nắm chắc tình hình thực tiễn, phản ứng chính sách chủ động, kịp thời, linh hoạt, đúng thời điểm, hiệu quả.
Các cấp, các ngành, các địa phương phải tích cực, chủ động giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; bảo đảm tính tổng thể, bao trùm, toàn diện, thực chất, hiệu quả. Điều hành quyết liệt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó; phối hợp chặt chẽ giữa các ban, sở, ngành, địa phương để xử lý kịp thời, triển khai nhanh chóng, hiệu quả các cơ chế, chính sách, các chủ trương đã ban hành. Giữ vững kỷ luật, kỷ cương; thực hiện nghiêm các quy định pháp luật; đồng thời vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, các quy định của tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng nhấn mạnh: Năm 2024 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm tăng tốc, về đích giữ vai trò then chốt, quyết định đối với việc hoàn thành các mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra. Mặc dù kết quả đạt được trong quý I là rất phấn khởi, song so với yêu cầu nhiệm vụ của năm 2024 và cả nhiệm kỳ 2020-2025 còn rất nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi chúng ta phải kiên quyết không lùi bước, giữ vững bản lĩnh, kiên định mục tiêu đề ra với quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn. Tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, coi khó khăn, thách thức là trải nghiệm, là động lực phấn đấu vươn lên.
Các đại biểu biểu quyết thông qua Kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II năm 2024.
Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Trọng Hưng cũng nêu rõ các nhóm nhiệm vụ quan trọng triển khai trong thời gian tới và yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể trong tỉnh phải tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, sáng tạo, hiệu quả. Đề nghị từng đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, các đồng chí cán bộ lãnh đạo, quản lý, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nêu cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu thực hiện và lãnh đạo tổ chức thực hiện thật tốt các nội dung đã được Hội nghị quyết nghị, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ 2020-2025.
Nhóm PV
{name} - {time}
-
2024-11-25 08:37:00
Tinh gọn bộ máy - Cuộc cách mạng lớn bắt đầu từ việc cụ thể
-
2024-11-25 08:10:00
Ủy ban 6 thông qua Nghị quyết về hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối
-
2024-04-05 08:00:00
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 5/4/2024
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng ngày 5/4
[Bản tin 18h] Thanh Hóa: 19 chủ đầu tư, đơn vị có tỷ lệ giải ngân đạt từ trên mức trung bình của tỉnh
Khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại Hoằng Hóa
Bàn giao thiết bị hỗ trợ nông dân xây dựng mô hình xử lý rác thải thân thiện môi trường
Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh dự chương trình “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” năm 2024
Tập huấn kỹ thuật sản xuất nông sản thực phẩm an toàn cho hội viên nông dân
Tiếp tục nêu cao tinh thần, trách nhiệm thực hiện hiệu quả kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực cho sự phát triển
Thủ tướng: Giáo dục mầm non chưa được quan tâm, phát triển đúng mức
Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Ngô Thị Hồng Hảo dự sinh hoạt chi bộ khu phố Trung Thành, thị trấn Yên Cát (Như Xuân)