(Baothanhhoa.vn) - Thời gian gần đây, số lượng cán bộ đoàn xin nghỉ việc đang có xu hướng ngày một tăng...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thực trạng đội ngũ cán bộ đoàn - những vấn đề đặt ra:

Bài 1: Cán bộ đoàn “trả ghế”

Bài 1: Cán bộ đoàn “trả ghế”

Cán bộ, đoàn viên, thanh niên TP Thanh Hóa tham gia hiến máu cứu người. Ảnh: Lê Phượng

Thời gian gần đây, số lượng cán bộ đoàn xin nghỉ việc đang có xu hướng ngày một tăng...

Tự mình “dứt áo”...

3 năm 11 người. Đây là con số từ thống kê danh sách cán bộ đoàn xin nghỉ việc của Tỉnh đoàn từ năm 2017 đến tháng 4-2019. Trong đó, cao điểm năm 2018, khoảng 7 đồng chí viết đơn xin nghỉ. Mặc dù, lãnh đạo cơ quan Tỉnh đoàn đã nhiều lần làm công tác động viên, thuyết phục, ổn định tư tưởng... để “giữ chân” các đồng chí nhưng đều không thành. Theo đánh giá của Tỉnh đoàn, đây đều là những đồng chí về cơ bản có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt huyết, năng nổ, nhiệt tình có khả năng tổ chức tốt, triển khai hiệu quả hoạt động đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi. Tuy vậy, có những nguyên nhân khách quan nên đã rất khó giữ chân được các đồng chí.

Tại Làng Thanh niên lập nghiệp sông Chàng (Như Xuân), chỉ trong thời gian từ năm 2016 đến tháng 4-2019, đã có 2 đồng chí xin nghỉ việc. Đó là bí thư chi bộ, kiêm trưởng thôn Làng thanh niên lập nghiệp Sông Chàng Lê Phúc Tuấn, một cán bộ được đánh giá là luôn hoàn thành tốt công việc, có tri thức, có kiến thức, năng nổ, nhiệt tình, được công dân làng yêu quý, tín nhiệm đã rời vị trí để đi xuất khẩu lao động với mức thu nhập hơn 20 triệu đồng/tháng. Hay Nguyễn Trọng Trung, cán bộ tổng đội thanh niên xung phong phát triển kinh tế, một cán bộ năng nổ, nhiệt tình, tâm huyết với các hoạt động phát triển kinh tế của làng, nhưng mới đây cũng đành xin nghỉ việc để tìm kiếm cho mình một cơ hội phát triển mới.

...Và nỗi niềm người trong cuộc

Trao đổi với chúng tôi, anh Lê Phúc Tuấn cho biết: Hơn 8 năm gắn bó với Làng Thanh niên lập nghiệp sông Chàng tuy chưa phải là thời gian dài nhưng cũng không phải là ít. Tuy đã rất gắn bó và rất tâm huyết với công việc cũng như với những người dân trong làng, thế nhưng hoạt động đoàn vốn dĩ là một hoạt động đặc thù, tuổi đoàn thì có quy định, trong khi dù đã cống hiến nhiều năm nhưng bản thân vẫn chưa được ghi nhận và có cơ chế tuyển dụng để mình được gắn bó và được yên tâm công tác tại cơ quan, đơn vị. Cộng với thu nhập ít ỏi, không đủ để chi phí cho gia đình, lo cho con ăn, học, bản thân lại là người trụ cột nên rất khó có thể cùng lúc gánh vác cả “2 vai”.

Bài 1: Cán bộ đoàn “trả ghế”

Cán bộ, đoàn viên, thanh niên huyện Nga Sơn tham gia mô hình “Cột điện nở hoa” tạo cảnh quan xanh – sạch – đẹp trên các tuyến đường chính huyện Nga Sơn.

Anh Trần Mạnh Trung, công tác tại cơ quan Tỉnh đoàn đã gần 5 năm, thế nhưng sau một thời gian dài gắn bó, anh Trung cũng đành dứt áo ra đi để tìm cho mình một công việc ổn định và có cơ hội phát triển. Hiện tại Trần Mạnh Trung đang học tiếng để đi xuất khẩu lao động ở Nhật. Mạnh Trung cho biết: Được làm việc tại Tỉnh đoàn là niềm vui, niềm vinh dự cũng là khoảng thời gian vô cùng quý. Bản thân Trung rất trân trọng. Về lương thì không nhiều, chỉ khoảng hơn 2.000.000 đồng, đó cũng là vấn đề khi không bảo đảm được cuộc sống. Nhưng điều quan trọng hơn cả là đã nhiều năm cống hiến, tâm huyết và gắn bó với công tác đoàn, với cơ quan nhưng đến thời điểm hiện tại tỉnh vẫn chưa tổ chức thi tuyển công chức để mình có thêm cơ hội và được yên tâm công tác tại đơn vị. Trong khi đó, hoạt động đoàn vốn dĩ là một hoạt động đặc thù, tuổi đoàn thì có quy định, nên nếu không có sự gắn bó ổn định, bản thân mình có muốn làm việc lâu dài ở cơ quan thì cũng không được.

Cùng chung về vấn đề này, hầu hết các đồng chí đã xin nghỉ việc khi được hỏi đều có chung một nỗi niềm. Đó là đều bày tỏ sự tiếc nuối. Khi vào các tổ chức đoàn các bạn đều ở tuổi 22, 23, đây là độ tuổi “sung” của tuổi trẻ với nhiều nhiệt huyết, sôi nổi với công tác và phong trào đoàn. Sau thời gian dài cống hiến, có đồng chí ít thì cũng 4-5 năm, nhiều thì 9-10 năm công tác. Đến khi xin nghỉ việc họ đều ở tuổi 29, 30 và lại bắt đầu với công việc mới. Như vậy, các bạn trẻ đã bỏ lỡ đi rất nhiều cơ hội phát triển khác có thể đến với mình.

Theo ghi nhận của phóng viên, từ năm 2013 đến nay tỉnh chưa tổ chức thi tuyển công chức, viên chức trong khối Đảng, đoàn thể. Từ vấn đề này đã kéo theo thực trạng cán bộ đoàn liên tiếp xin nghỉ việc, trong đó riêng tại cơ quan Tỉnh đoàn số lượng cán bộ đoàn xin nghỉ chiếm tỷ lệ khá cao. Về vấn đề này, một số cán bộ đoàn đã xin nghỉ việc, cho biết: Mòn mỏi, chờ đợi thi tuyển công chức để mình được gắn bó nhiều hơn với phong trào, với tổ chức đoàn. Tuy vậy, đến hiện tại hầu hết chúng tôi đều ở tuổi 29-30. Trong khi tuổi đoàn thì có quy định, trường hợp ví dụ có đợi được đến 31-32 tuổi, thì chúng tôi cũng “lỡ thì”, không thể thi công chức vì đã quá tuổi quy định tuyển dụng công chức đối với tổ chức đoàn (không quá 25 tuổi).

Lê Phượng và Lê Hà

Bài 2: Thiếu biên chế hàng loạt - báo động thiếu nguồn cán bộ đoàn kế cận.


Lê Phượng Và Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]