(Baothanhhoa.vn) - Trong quá trình xin việc, bạn không nên nộp một CV và chờ được gọi phỏng vấn từ cơ hội duy nhất đó. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị và gửitừ 3 tới 5 CV thậm chí nhiều hơn vào các công ty khác nhau. Tuy nhiên, việc rải nhiều CV có thể sẽ đưa bạn vào tình huống“dễ chịu” là có quá nhiều sự lựa chọn, nhưng lại khiến bạn khó xử khi phải từ chối lời mời phỏng vấn nào đó.

Cách từ chối lời mời phỏng vấn không mất lòng nhà tuyển dụng

Trong quá trình xin việc, bạn không nên nộp một CV và chờ được gọi phỏng vấn từ cơ hội duy nhất đó. Tốt nhất bạn nên chuẩn bị và gửitừ 3 tới 5 CV thậm chí nhiều hơn vào các công ty khác nhau. Tuy nhiên, việc rải nhiều CV có thể sẽ đưa bạn vào tình huống“dễ chịu” là có quá nhiều sự lựa chọn, nhưng lại khiến bạn khó xử khi phải từ chối lời mời phỏng vấn nào đó.

Vậy bạn nên nói lời từ chối như thế nào khi tham gia tuyển dụng việc làm online mới nhất mà không gây mất lòng?

Cách từ chối lời mời phỏng vấn không mất lòng nhà tuyển dụng

Không từ chối lời mời phỏng vấn ngay lập tức

Nhiều bạn vì đã có việc nên ngay khi nhà tuyển dụng giới thiệu và nhắc đến tên công ty đã từ chối luôn, tệ hơn là tắt máy đột ngột. Đây là một hành động thiếu văn hóa, thiếu chuyên nghiệp.

Bạn nên biết, chính mình đã gửi CV ứng tuyển. Nhà tuyển dụng cũng đã mất công sức, thời gian và tiền bạc để tìm ra ứng viên phù hợp trước khi gửi lời mời phỏng vấn. Do đó, khi nhận lời đề nghị thì đầu tiên, bạn không nên từ chối ngay. Đặc biệt qua điện thoại, bạn càng cần thể hiện sự tôn trọng với nhà tuyển dụng bằng cách kiên nhẫn lắng nghe họ.

Sau đó, khéo léo nhất, bạn gợi ý họ gửi lại thông tin qua email để xác nhận. Cách giao tiếp thông minh này sẽ giúp bạn không lúng túng khi đưa ra lời từ chối kém duyên và nhà tuyển dụng thấy được sự tôn trọng từ bạn.

Phản hồi kịp thời

Không từ chối ngay lập tức khác với việc bạn chậm trễ trả lời. Sau khi nhận được lời mời phỏng vấn, bạn cần kịp thời đưa phản hồisớm để nhà tuyển dụng không mất thời gian chờ đợi cũng như có kế hoạch mới.

Bởi có thể với bạn, việc phản hồi chậm sẽ không ảnh hưởng gì tới bản thân. Nhưng với doanh nghiệp, đằng sau một vị trí tuyển dụng liên quan đến dự án của cả các phòng ban, công ty.Câu trả lời của bạn liên quan đến kế hoạch tuyển dụng nhân sự, lịch phỏng vấn, qua đó phản ánh năng lực làm việc của họ.

Vì thế, bạn nên đặt mình vào vai trò nhà tuyển dụng để đưa ra phản hồi sớm nhất. Thời gian tốt nhất nên đưa ra câu trả lờilà trong khoảng 1 ngày bạn nhận được lời mời từ nhà tuyển dụng.

Cách từ chối lời mời phỏng vấn không mất lòng nhà tuyển dụng

Cảm ơn chân thành

Bạn có quyền từ chối lời mời phỏng vấn. Tuy nhiên không vì thế mà dùng ngôn từ cộc lốc, thiếu chuyên nghiệp. Bạn nên dùng ngôn ngữ thân thiện để thể hiện sự chân thành, lịch sự của mình.

Trước khi nói lời từ chối, dù email haytrả lời điện thoại thì nên bày tỏ sự “lấy làm tiếc” với cơ hội nhà tuyển dụng mang đến cho bạn. Không nhất thiết bạn phải nói lời xin lỗi nhưng cũng nên bày tỏ mong muốn được nhà tuyển dụng thông cảm vì không thể đến buổi phỏng vấn.

Ngoài ra, bạn cũng đừng quên gửi lời cảm ơn tới nhà tuyển dụng cũng như công ty. Bởi họ đã mất thời gian tìm kiếm, đọc CV, lên lịch phỏng vấn và trao cơ hội cho bạn. Qua đó khẳng định, bạn đã rất nghiêm túc khi tìm hiểu công ty, vị trí tuyển dụng cũng như khi gửi CV ứng tuyển.

Không đề cập đến các lý do nhạy cảm

Để lời từ chối phỏng vấn có căn cứ hơn, bạn đưa ra lý do cho lời từ chối. Điều này hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc để đảm bảo những lý do đưa ra là khách quan, tránh để nhà tuyển dụng có đánh giá sai lệch, không tốt về bạn.

Ví dụ, bạn không nên đưa lý do vì công ty quá xa. Bởi nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi ngược lại, tại sao biết quá xa bạn còn gửi hồ sơ ứng tuyển. Bạn không nên đưa lý do là môi trường không phù hợp vì nhà tuyển dụng sẽ nghĩ, bạn lấy căn cứ ở đâu để kết luận điều đó. Càng không nên đưa lý do như vì công ty gia đình, vì lương thấp...

Việc đưa lý do nhạy cảm và chi tiết như vậy khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp về bạn. Do đó, cách an toàn nhất, nếu bạn không thể tìm lý do khách quan phù hợp thì tốt nhất không nên đưa nó vào.

Thiết lập mối quan hệ với nhà tuyển dụng

Bạn không thể chắc chắn chỉ gắn bó với một công ty. Do đó, xác suất gặp lại nhà tuyển dụng là có. Rất có thể trong một bối cảnh mới, bạn được chính họ phỏng vấn. Chưa kể, có được mối quan hệ chất lượng với nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn thêm thuận lợi hơn khi tìm kiếm việc làm mới.

Cách từ chối lời mời phỏng vấn không mất lòng nhà tuyển dụng

Do đó, đừng quên bày tỏ mong muốn sẽ có cơ hội hợp tác với nhà tuyển dụng và công ty ở thời điểm, vị trí công việc phù hợp hơn. Đồng thời khéo léo xin phép nhà tuyển dụng lưu thông tin và chủ động kết nối trên các trang mạng xã hội. Từ đó bạn xây dựng và duy trì mối quan hệ chất lượng với họ.

Để lại ấn tượng xấu khi từ chối lời mời phỏng vấn của nhà tuyển dụng có thể sẽ ảnh hưởng tới cơ hội trúng tuyển và tìm kiếm việc làm mới của bạn trong những lần tiếp theo. Do đó, dù đã có việc làm ưng ý, bạn cần khéo léo để không mất lòng nhà tuyển dụng khi từ chối phỏng vấn bằng cách thực hiện những bước trên.

NL


NL

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]