(Baothanhhoa.vn) - Ngày 17-03-2023, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) phát lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ủy viên Tổng thống Nga phụ trách quyền trẻ em Maria Lvova-Belov với cáo buộc “trục xuất bất hợp pháp” trẻ em Ukraine sang Nga. Giới chuyên gia thế giới nhận định rằng lệnh bắt của Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) với Tổng thống Putin chủ yếu mang tính biểu tượng và gần như không có tác động thực tiễn.

Thế giới e dè trước lệnh bắt giữ Putin của Tòa án Hình sự Quốc tế

Ngày 17-03-2023, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) phát lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin và Ủy viên Tổng thống Nga phụ trách quyền trẻ em Maria Lvova-Belov với cáo buộc “trục xuất bất hợp pháp” trẻ em Ukraine sang Nga. Giới chuyên gia thế giới nhận định rằng lệnh bắt của Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) với Tổng thống Putin chủ yếu mang tính biểu tượng và gần như không có tác động thực tiễn.

Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) liệu có đủ thẩm quyền phát lệnh bắt giữ Putin?

Tòa án hình sự quốc tế (International Criminal Court – ICC) được thành lập trên cơ sở Quy chế Rome năm 1998, nhằm hướng đến truy cứu trách nhiệm hình sự đối với 4 nhóm tội phạm: tội xâm lược, tội phạm chiến tranh, tội ác chống loài người và tội phạm diệt chủng. Nói cách khác, Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) không phải là cơ quan của Liên hợp quốc. ICC mang thẩm quyền xét xử các cá nhân phạm tội hình sự mà các quốc gia “không thể” hoặc “không muốn” xét xử các tội thuộc 4 nhóm tội phạm nói trên.

Thế giới e dè trước lệnh bắt giữ Putin của Tòa án Hình sự Quốc tế

Ngày 17/3, Tòa án hình sự quốc tế phát lệnh bắt giữ ông Putin. Ảnh: AP

Sau 20 năm hoạt động, ICC đã tiến hành các vụ điều tra và xét xử các nhà lãnh đạo, những người có ảnh hưởng chính trị trên thế giới, nhưng chỉ đưa ra 5 bản án cho các tội nghiêm trọng, trong đó không có bản án nào dành cho quan chức cấp cao các nước.

Song, việc phát lệnh bắt Tổng thống Nga – nước là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, lại là lần đầu tiên diễn ra. Hơn nữa, cả Nga, Mỹ và Ukraine đều không tham gia phê duyệt Quy chế Rome và ICC, nên việc bắt giữ Tổng thống Putin vì tội phạm chiến tranh càng trở nên khó khăn. Tuy vậy, việc truy tố và phát lệnh bắt giữ Putin vẫn nằm trong thẩm quyền của Tòa ICC.

Thế giới còn nhiều e dè trước lệnh bắt giữ Putin

Từ góc độ pháp lý cho thấy, tất cả 123 thành viên ICC đều có nghĩa vụ thi hành phán quyết được đưa ra ngày 17-3 vừa qua. Những thành viên này gồm phần lớn các nước châu Âu, một số quốc gia ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin, nhưng không bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ. Theo lý thuyết, nếu Tổng thống Putin đến lãnh thổ của những quốc gia thành viên ICC, họ sẽ phải bắt ông và giao ông cho ICC. Nhưng trên thực tế, không phải mọi quốc gia đều tuân thủ phán quyết của tòa.

Thế giới e dè trước lệnh bắt giữ Putin của Tòa án Hình sự Quốc tế

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp báo ở Điện Kremlin, Moskva tháng 12/022. Ảnh: AFP.

Bởi vậy, ông chủ điện Kremlin vẫn có thể tự do đến các quốc gia không phải thành viên của ICC mà không phải lo ngại về lệnh bắt. Do đó Tổng thống Nga nhiều khả năng vẫn tới Ấn Độ dự hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải vào tháng 5 và Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 9.

“Nga vẫn là một trong những quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới, với kho vũ khí hạt nhân khổng lồ và việc bắt lãnh đạo nước này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với bất kỳ quốc gia nào thực hiện động thái đó”, bình luận viên Tara Law từ tạp chí Time cho hay.

Bên cạnh đó, Nam Phi e ngại vấn đề bắt giữ và chuyển giao Putin về Hà Lan trước thềm hội Nghị thượng đỉnh diễn ra. “Chúng tôi, với tư cách là một chính phủ, hoàn toàn nhận thức được nghĩa vụ pháp lý của mình. Tuy nhiên, từ nay cho tới khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh, chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các bên liên quan”, phát ngôn viên Chính phủ Nam Phi Vincent Magwenya cho biết hôm 19-3, đề cập đến lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin của Tòa Hình sự Quốc tế (ICC).

Thế giới e dè trước lệnh bắt giữ Putin của Tòa án Hình sự Quốc tế

Phát ngôn viên chính phủ Nam Phi Vincent Magwenya tại Cape Town hồi tháng 12/2022. Ảnh: Reuters.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken hôm thứ Tư kêu gọi tất cả các thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) tuân thủ lệnh bắt giữ mà tòa án đã ban hành đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin. “Tôi nghĩ bất kỳ ai là thành viên của tòa án đều nên thực hiện nghĩa vụ của mình”. Mặc dù Hoa Kỳ không phải là nước tham gia ICC, nhưng Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm 17-3 nói rằng Putin rõ ràng đã phạm tội ác chiến tranh và lệnh của ICC là hợp lý.

Đức đến nay là quốc gia duy nhất công khai lên tiếng xác nhận sẽ thực thi lệnh bắt Tổng thống Nga của ICC, trong khi các nước khác đều né tránh đề cập điều này. Theo giới quan sát, thực tế cho thấy không phải thành viên nào của ICC cũng sẽ tuân thủ vô điều kiện quyết định của tòa. Ông Putin có thể dễ dàng né tránh khả năng này bằng cách không bao giờ đặt chân tới Đức, cũng không để chuyên cơ chở mình bay qua không phận Đức, nhằm tránh mọi rủi ro có thể xảy ra.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, lệnh bắt của ICC đối với ông chủ Điện Kremlin chủ yếu mang tính biểu tượng nhằm thể hiện thái độ với cuộc chiến ở Ukraine. Quyết định này có tác động thực tiễn rất hạn chế, bởi Nga không phải bên tham gia ICC và nước này cũng không công nhận thẩm quyền của ICC. Lệnh bắt từ ICC được cho là sẽ gây ảnh hưởng tới hình ảnh của Tổng thống Putin, trong bối cảnh lãnh đạo Nga đang chịu sức ép cô lập ngày càng lớn từ phương Tây vì chiến dịch ở Ukraine.

Thế giới e dè trước lệnh bắt giữ Putin của Tòa án Hình sự Quốc tế

Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev (Ảnh: TASS).

Nga đến nay đã đưa nhiều động thái đáp trả phán quyết của Tòa ICC như mở các cuộc điều tra hình sự nhằm vào thẩm phán và công tố viên Tòa án đưa ra lệnh bắt giữ Tổng thống Putin đã “vi phạm luật pháp Nga, bao gồm vu khống, tìm cách tấn công đại diện nước ngoài được bảo vệ theo luật pháp quốc tế, với mục đích gây phức tạp quan hệ quốc tế”. Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev ngày 20-3 cảnh báo việc ICC phát lệnh bắt Tổng thống Putin sẽ gây hậu quả khủng khiếp với luật pháp quốc tế và còn đưa lời đe dọa phóng tên lửa nhằm trả đũa vào The Hague, nơi đặt trụ sở ICC.

Hoàng Sơn

(theo Reuters, Time, AFP)


Hoàng Sơn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]