(Baothanhhoa.vn) - Chiều 14-2, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị báo phương án phân bổ kinh phí Trung ương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022 đối với tỉnh Thanh Hóa theo Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31-12-2022 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Thảo luận phương án phân bổ kinh phí Trung ương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai

Chiều 14-2, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị báo phương án phân bổ kinh phí Trung ương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022 đối với tỉnh Thanh Hóa theo Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31-12-2022 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Thảo luận phương án phân bổ kinh phí Trung ương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai

Toàn cảnh hội nghị.

Trong 10 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa xảy ra và chịu ảnh hưởng của 12 trận thiên tai các loại, gây thiệt hại tài sản gần 680 tỷ đồng. Trên cơ sở báo cáo thiệt hại của UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai đã hỗ trợ kinh phí đầu tư 16 công trình theo đề xuất của Thanh Hóa, nhưng trong quá trình chờ đợi, do tính cấp bách nên UBND tỉnh đã phân bổ trước ngân sách dự phòng để khắc phục 13 công trình. Tuy nhiên, trên thực tế còn nhiều công trình bị thiệt hại cần sửa chữa và các sở, ngành liên quan đã phối hợp với các địa phương thống nhất lựa chọn đề xuất thêm 5 công trình để đề xuất phân bổ vốn thực hiện.

Thảo luận phương án phân bổ kinh phí Trung ương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai

Các đại biểu dự hội nghị.

Tại hội nghị, đại diện các ngành, đơn vị liên quan của tỉnh đã phân tích sự cần thiết phải đầu tư từng công trình để có cơ sở lựa chọn thực hiện trên cơ sở phù hợp nhất. Dự kiến mức đề xuất đầu tư các công trình còn lại đợt này khoảng 120 tỷ đồng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn vị được giao làm chủ đầu tư.

Thảo luận phương án phân bổ kinh phí Trung ương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang yêu cầu những công trình, dự án được lựa chọn thi công phải bảo đảm các tiêu chí của Thủ tướng Chính phủ đưa ra theo Quyết định 1661; phải là công trình đang hư hỏng do thiên tai gây ra; việc triển khai phải hoàn thành trong năm 2023 để có thể giải ngân vốn; công trình có tính cấp bách để bảo đảm tài sản nhà nước và tính mạng Nhân dân.

Thảo luận phương án phân bổ kinh phí Trung ương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai

Đại diện Chi cục Thủy lợi thảo luận.

Trên cơ sở phân tích của các sở ngành, đơn vị chuyên môn và tính cấp bách trên thực tiễn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang thống nhất với các ý kiến để đề xuất triển khai các dự án xử lý khẩn cấp sạt lở đê sông Mã đoạn qua xã Hoằng Đại (Hoằng Hóa), sạt lở bãi sông Lèn đoạn qua xã Phong Lộc (Hậu Lộc), sạt lở chân đê hữu sông Chu thuộc xã Minh Tâm (Thiệu Hóa); kè đoạn đê Quảng Phúc (Quảng Xương), kè đoạn đê sông Cùng qua xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa), kè đoạn đê sông Chu qua xã Xuân Hòa (Thọ Xuân).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, xem xét việc sửa chữa cống Nguyễn thuộc xã Xuân Lộc (Hậu Lộc).

Thảo luận phương án phân bổ kinh phí Trung ương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang phát biểu kết luận.

Đồng chí yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành rà soát, soạn thảo thành văn bản danh mục dự án, các thông tin liên quan để báo cáo UBND tỉnh trong thời gian sớm nhất. Với các dự án khi triển khai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải thành lập riêng một bộ phận quản lý dự án, giao Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh làm chủ đầu tư.

Linh Trường


Linh Trường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]