Ra quân Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số từ ngày 1/7
Kết quả của cuộc Điều tra sẽ là căn cứ quan trọng để xây dựng chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2026-2030.
Phụ nữ dân tộc Dao ở Hà Giang. (Nguồn: TTXVN)
Từ ngày 1/7 đến 15/8, Tổng cục Thống kê sẽ phối hợp với Ủy ban Dân tộc triển khai thu thập thông tin điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước.
Cuộc điều tra có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở, hôn nhân, y tế, giáo dục, điều kiện sống... Đây cơ sở để biên soạn các chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống Chỉ tiêu thống kê Quốc gia và Hệ thống Chỉ tiêu thống kê về công tác dân tộc phục vụ xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế-xã hội cho các vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2026-2030. Kết quả điều tra sẽ là cơ sở cập nhật hệ thống thông tin, dữ liệu thống kê về dân tộc thiểu số tại Việt Nam.
Cụ thể, cuộc Điều tra thực hiện thu thập thông tin tại địa bàn 54 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gồm 51 tỉnh có xã thuộc vùng dân tộc thiểu số-miền núi và 3 địa phương có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống là Thành phố Hồ Chí Minh, Long An và Hà Tĩnh).
Theo Tổng cục Thống kê, cuộc Điều tra sử dụng phương pháp thu thập thông tin trực tiếp về nhân khẩu học của dân số, giáo dục, di cư, hôn nhân, sử dụng bảo hiểm y tế, việc làm, lịch sử sinh và tình hình sử dụng biện pháp tránh thai của nữ từ 10-49 tuổi, các thông tin về người chết, nhà ở và điều kiện sinh hoạt, đất ở, đất sản xuất, một số loại gia súc chủ yếu, tình hình tiếp cận dịch vụ công cộng của hộ gia đình.
Bên cạnh đó, các nội dung điều tra đối với Ủy ban Nhân dân xã là về đặc điểm của xã, sử dụng điện, đường, giao thông, trường học và trình độ giáo viên, nhà văn hóa, y tế và vệ sinh môi trường, chợ và cụm/khu công nghiệp, trình độ của cán bộ, công chức cấp xã, tôn giáo, tín ngưỡng, mức độ phủ sóng điện thoại và internet.
Ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết nhằm thực hiện thành công Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2024, Tổng cục thực hiện công tác chuẩn bị bài bản và kịp thời. Đặc biệt, công tác điều tra sẽ được tăng cường ứng dụng công nghệ, thông tin. Đến nay, Tổng cục Thống kê đã cực xây dựng và hoàn thiện các chương trình phần mềm ứng dụng giúp việc quản lý điều tra, rút ngắn thời gian tổng hợp, rà soát số liệu với độ chính xác cao hơn để có thể công bố kết quả điều tra sớm nhất trong năm 2025.
Theo ông Nguyễn Trung Tiến, cuộc Điều tra về thực trạng kinh tế-xã hội của các dân tộc thiểu số nên địa bàn thực hiện chủ yếu nằm ở khu vực vùng sâu, vùng xa, dân cư phân tán. Do đó, quá trình triển khai sẽ gặp nhiều khó khăn, như tiếp cận địa bàn, lập bảng kê hộ dân tộc thiểu số, thu thập thông tin và tổ chức giám sát điều tra. Do đó, công tác tập huấn, tuyển chọn điều tra viên được các địa phương thực hiện kỹ lưỡng.
Bên cạnh đó, ông Tiến nhấn mạnh kết quả cuộc điều tra sẽ được xử lý kịp thời, đảm bảo độ tin cậy, chính xác. Đây sẽ là là căn cứ quan trọng để Đảng và Nhà nước xây dựng và ban hành chính sách phù hợp, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2026-2030 nhanh, bền vững và để “không ai bị bỏ lại phía sau”.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-12-15 22:10:00
Human Act Prize 2024: Kết nối nguồn lực, lan tỏa cảm hứng, kiến tạo cộng đồng
-
2024-12-15 18:56:00
Tất bật ở “thủ phủ’ đào phai hoa kép xứ Thanh
-
2024-06-28 10:25:00
Chảy mãi mạch nguồn Nậm Má, Nậm Xăm (Kỳ 4): “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”
Nhiều tiện ích khi sử dụng hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt tại các cơ sở y tế
Nâng cao năng lực cộng đồng trong phòng, chống bạo lực thể chất đối với trẻ em tại tỉnh Thanh Hóa
“Gia đình hạnh phúc - quốc gia thịnh vượng”
Câu chuyện khởi nghiệp của mẹ bỉm sữa 9x
Những điểm lưu ý về trình tự, thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ căn cước mới
“Góc khuất” của xuất khẩu lao động
[Infographics] - Các trường hợp phong toả/ đóng tài khoản thanh toán
Những con đường mang theo sự no ấm
Chảy mãi mạch nguồn Nậm Má, Nậm Xăm (Kỳ 3): Nghĩa tình nơi biên giới