(Baothanhhoa.vn) - Chuyển đổi số (CĐS) là yêu cầu tất yếu khách quan, là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò trách nhiệm của phụ nữ.

Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024)

Phụ nữ Thanh Hóa thời kỳ 4.0 và công cuộc chuyển đổi số

Chuyển đổi số (CĐS) là yêu cầu tất yếu khách quan, là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò trách nhiệm của phụ nữ.

Phụ nữ Thanh Hóa thời kỳ 4.0 và công cuộc chuyển đổi số

Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo Hội LHPN tỉnh thăm gian hàng của phụ nữ Triệu Sơn với sản phẩm Sâm Báo đã ứng dụng công nghệ thông tin kết nối bán sản phẩm. Ảnh: Lê Hà

Để thích ứng trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội đẩy mạnh công tác CĐS trong hoạt động hội và phong trào phụ nữ, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động hội và đời sống của hội viên. Đây là một trong hai khâu đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh, nhiệm kỳ 2021-2026 đã đề ra: “Hỗ trợ nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), tiếp cận chính quyền số, kinh tế số, xã hội số”.

Xác định việc tiếp cận với những tiện ích của CĐS, phụ nữ sẽ tự tin hơn với CNTT cũng như có thêm cơ hội để phát triển, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã chỉ đạo các cấp hội tích cực triển khai, thực hiện ứng dụng CNTT trong hoạt động hội, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Hội LHPN tỉnh tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tin học, kỹ năng ứng dụng các công cụ như goolge sheets, microsoft powerpoint... cho cán bộ hội các cấp để ứng dụng vào hoạt động hội. Các cấp hội bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, định hướng của hội cấp trên, chủ động, đổi mới nội dung, đa dạng, linh hoạt hình thức tuyên truyền trên các nền tảng số, như: zalo, facebook, fanpage..., tham gia các cuộc thi trực tuyến, như: “Tìm hiểu truyền thống ngành tuyên giáo của Đảng”; “Tìm hiểu công tác kiểm tra, giám sát của Đảng”, “Tìm hiểu kiến thức Luật Phòng, chống bạo lực gia đình”, “An toàn giao thông”, “Dân vũ thể thao”...

Một trong những nội dung ứng dụng CNTT hiệu quả của Hội LHPN tỉnh thời gian qua là triển khai phần mềm quản lý cán bộ, hội viên tới các cấp hội. Sau khi Hội LHPN Việt Nam triển khai đưa vào sử dụng phần mềm quản lý hội viên trên toàn quốc, hội tổ chức hướng dẫn cán bộ hội các cấp khẩn trương nhập dữ liệu hội viên, thực hành trực tiếp với phần mềm. Đến nay, 100% cơ sở hội sử dụng phần mềm quản lý cán bộ, hội viên; dữ liệu về hội viên trên địa bàn tỉnh được cập nhật đầy đủ, giúp việc quản lý hội viên chính xác, khoa học.

Cùng với đó, Hội LHPN tỉnh thực hiện tốt việc khai thác văn bản chỉ đạo, điều hành và trao đổi thông tin trên hệ thống văn bản điện tử của UBND tỉnh; các cấp hội thực hiện việc gửi - nhận văn bản trên môi trường mạng. Qua đó, các hoạt động của hội được triển khai nhanh chóng, kịp thời. Hội LHPN tỉnh phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông thực hiện phòng họp trực tuyến kết nối từ điểm cầu Hội LHPN tỉnh với hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố; kết nối các cuộc họp truyền hình trực tuyến với Trung ương, tỉnh.

Đến nay, đã có 212.013 phụ nữ được tập huấn kiến thức về CĐS, ứng dụng CNTT, sử dụng mạng xã hội an toàn; 100% cán bộ chuyên trách cả 3 cấp hội đều được tập huấn, sử dụng thành thạo các phần mềm cơ bản trong công tác hội; 100% hội LHPN các cấp có trang fanpage, nhóm zalo để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cán bộ, hội viên phụ nữ và người thân cài đặt, sử dụng ứng dụng VNeID, kích hoạt tài khoản định danh điện tử, cách thức đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công và thực hiện các dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh.

Chuyển biến rõ nét nhất CĐS trong hoạt động hội là Hội LHPN tỉnh đã tích cực chỉ đạo các cấp hội đẩy mạnh ứng dụng CNTT hỗ trợ phụ nữ thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” (gọi tắt là Đề án 939) ngày càng đa dạng và hiệu quả. Đó là: tổ chức các lớp tập huấn kinh doanh online, tham gia các kênh, nhóm kinh doanh trên mạng xã hội; hướng dẫn hỗ trợ ứng dụng nền tảng, công nghệ số quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tham gia sàn thương mại điện tử và thanh toán điện tử... để có môi trường và kỹ năng vận dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả. Từ Đề án 939, nhiều mô hình mới, cách làm hay đã được Hội LHPN tỉnh triển khai. Đến nay, đã có 7.192 phụ nữ trong tỉnh được hỗ trợ khởi nghiệp và khởi sự kinh doanh; 1.012 doanh nghiệp nữ, 156 mô hình kinh tế tập thể được thành lập; hàng nghìn sản phẩm của hội viên, phụ nữ được giới thiệu trên không gian mạng; 103/305 ý tưởng xuất sắc được vinh danh, trong đó có 6 dự án, ý tưởng xuất sắc được Hội LHPN Việt Nam hỗ trợ nguồn lực để phát triển, mở rộng... Đây là những minh chứng rõ nét nhất cho sự lan tỏa tinh thần khởi nghiệp sáng tạo của hội viên, phụ nữ trên nền tảng số, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh.

Việc ứng dụng CNTT trong CĐS của Hội LHPN tỉnh và các đơn vị được thực hiện linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động hội và phong trào phụ nữ, giúp tổ chức hội triển khai các nhiệm vụ nhanh chóng kịp thời, có tính lan tỏa; giúp cán bộ, hội viên, phụ nữ thích ứng với công nghệ thời đại mới, tự tin khởi nghiệp, tìm kiếm cơ hội phát triển, kết nối, quảng bá sản phẩm... Một số đơn vị hội tiêu biểu đi đầu, như: Hội LHPN các huyện Đông Sơn, Thọ Xuân, Hậu Lộc, thị xã Bỉm Sơn, TP Thanh Hóa...

Phụ nữ Thanh Hóa thời kỳ 4.0 và công cuộc chuyển đổi số

Tiết mục thi dân vũ thể thao được Hội LHPN huyện Đông Sơn phát trực tuyến trên fanpage thu hút sự quan tâm của nhiều hội viên, phụ nữ và các tầng lớp Nhân dân - hình thức tuyên truyền mới, lan tỏa. Ảnh: P.V

Công cuộc CĐS đang diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Các cấp hội có những hoạt động hỗ trợ cụ thể, thiết thực, chị em phụ nữ trong tỉnh dần hòa mình vào quá trình CĐS, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, phát huy sự chủ động, sáng tạo trong lao động, công tác. Tuy nhiên, việc thực hiện CĐS trong hoạt động hội ở các huyện miền núi, biên giới còn nhiều khó khăn, hạn chế; sự phát triển của công nghệ số tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với phụ nữ, như: tình trạng lừa đảo, xâm hại...

Để đáp ứng hơn nữa yêu cầu CĐS và hội nhập quốc tế hiện nay, nhằm xây dựng tổ chức hội vững mạnh, hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả, đồng thời thực hiện tốt chủ đề hoạt động năm 2024 “Tăng cường ứng dụng CNTT trong hoạt động hội”, Hội LHPN tỉnh đã xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện và phát động hưởng ứng cuộc thi của Trung ương Hội “Ứng dụng CNTT trong tổ chức sinh hoạt hội”; đẩy mạnh tuyên truyền về sự cần thiết của CĐS để mỗi cán bộ, hội viên, phụ nữ tự trau dồi, trang bị kiến thức, kỹ năng ứng dụng trên mọi lĩnh vực; thực hiện phương châm “Hội nghị không giấy tờ” và quét mã QR để nhận tài liệu hội nghị, hội thảo...; thường xuyên đăng tải, chia sẻ thông tin trên các nhóm zalo, facebook, fanpage, Cổng thông tin điện tử Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền của hội, tạo sự kết nối, tương tác giữa các cấp hội với hội viên; tôn vinh, nêu gương các điển hình tiên tiến trong CĐS và nhân rộng những mô hình hiệu quả, cách làm hay; phối hợp, vận động nguồn lực cho hoạt động hỗ trợ phụ nữ ứng dụng công nghệ vào phát triển kinh tế; tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ hội về kỹ năng ứng dụng CNTT, CĐS, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong triển khai, thực hiện nhiệm vụ công tác hội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và vị thế của người phụ nữ trong xã hội.

Ngô Thị Hồng Hảo

Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]