Báo Thanh Hóa tiếp tục giới thiệu cùng bạn đọc một số ý kiến đóng góp của cán bộ và Nhân dân trong tỉnh về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Giá đền bù không nên quá thấp so với giá thị trường

Báo Thanh Hóa tiếp tục giới thiệu cùng bạn đọc một số ý kiến đóng góp của cán bộ và Nhân dân trong tỉnh về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Giá đền bù không nên quá thấp so với giá thị trường

Ông Bùi Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND xã Đa Lộc (Hậu Lộc): Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) giải quyết kịp thời những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng đất đai hiện nay

Giá đền bù không nên quá thấp so với giá thị trường

Tôi cho rằng, Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) ra đời là hoàn toàn phù hợp với quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là giải quyết kịp thời những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng đất đai.

Sau khi nghiên cứu dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), tôi xin đóng góp một số ý kiến sau:

Tại điểm c khoản 3 Điều 122 quy định: “Không vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác trên địa bàn cả nước”. Đề nghị sửa thành “Không vi phạm pháp luật đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư tại vị trí khác trên địa bàn cả nước”.

Bởi việc quy định giao đất, cho thuê đất nên quy định theo vị trí đất thuê để tiện áp dụng các quy định pháp luật đất đai theo pháp luật chuyên ngành, việc đưa quy định liên quan đến khái niệm dự án đầu tư sẽ dẫn đến pháp luật đất đai bị động theo pháp luật về đầu tư. Trong thực tiễn quản lý đất đai tại địa phương, có nhiều cách hiểu khác nhau về cụm từ “thực hiện dự án đầu tư khác”, với lý do, cùng một vị trí thuê đất có thể tồn tại nhiều dự án khác nhau, và dự án điều chỉnh hay dự án khác lại thuộc định nghĩa của pháp luật về đầu tư dẫn đến khó khăn cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai.

Tại điểm g khoản 3 Điều 126 dự thảo quy định: “Tổ chức, cá nhân trúng đấu giá quyền sử dụng đất không được thay đổi mục đích sử dụng đất, chiều cao, chiều sâu công trình, hệ số sử dụng đất”. Nội dung này có nhiều bất cập và không phù hợp. Lý do, thời hạn sử dụng đất của người trúng đấu giá thường là 50 năm. Do đó, việc quy hoạch và sử dụng đất không thể lường hết các yếu tố thay đổi, do đó đề nghị quy định thời gian không được thay đổi là 5 năm.

Tại khoản 4 Điều 150 dự thảo quy định “...Việc xác định giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải được tổ chức thực hiện trước thời điểm quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, chuyển hình thức sử dụng đất, điều chỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất không quá 06 tháng....”. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 154 quy định “Bảng giá đất được xây dựng định kỳ hàng năm được công bố công khai và áp dụng từ ngày 01 tháng 01 của năm”. Như vậy, đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất nằm giữa 2 kỳ bảng giá đất, thì việc xác định giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong khoảng 6 tháng lại không còn phù hợp và phải tính lại. Do đó, cần nghiên cứu các trường hợp chuyển tiếp của 2 kỳ bảng giá đất để đảm bảo việc giao đất, cho thuê đất đảm bảo quy định và giảm bớt thủ tục hành chính.

Ông Đào Văn Hùng, phường Quảng Thịnh, TP Thanh Hóa: Giá đền bù không nên quá thấp so với giá thị trường

Giá đền bù không nên quá thấp so với giá thị trường

Về nội dung thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Dự thảo Luật quy định cụ thể hơn về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để sau khi thu hồi đất thì người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ; thực hiện có hiệu quả việc đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất, ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi.

Đề nghị các văn bản triển khai Luật phải làm rõ khái niệm “cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”. Bởi, việc bồi thường đất ở hiện nay theo khung giá đất, tuy nhiên khung giá đất lại có chu kỳ điều chỉnh kéo dài, không theo kịp giá thị trường. Nên cần có giải pháp về khung giá đất, tránh thiệt thòi cho người dân.

Việc bồi thường đất nông nghiệp hiện nay được đền bù theo thẩm quyền của UBND tỉnh. Tuy nhiên, tôi cho rằng hiện nay việc đền bù đất nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đang rất thấp và chưa điều chỉnh trong vòng 20 năm nay.

Về việc lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư: Hình thức lấy kiến để đảm bảo công khai, minh bạch, hợp lòng dân cần họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất bị thu hồi, niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã, thị trấn, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; thời gian cần thực hiện ngay khi tờ trình phương án được chấp thuận; đối tượng là người dân trong khu vực có đất bị thu hồi, chính quyền địa phương khu vực có đất bị thu hồi; nội dung lấy ý kiến cần tập trung vào sự cần thiết của việc thu hồi đất, giá cả đền bù của Nhà nước (cụ thể đối với diện tích của từng hộ, từng khu vực như thế nào?; giá đền bù không nên quá thấp so với giá thị trường ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân). Ngoài ra, Nhà nước cần ưu tiên địa phương có diện tích bị thu hồi đất phải được trích một số phần trăm kinh phi nhất định để làm các công trình phúc lợi phục vụ dân sinh cho người dân nơi tái định cư bớt phần khó khăn đóng góp xây dựng công trình như đường, trường, trạm...

Ngân Hà (ghi)


Ngân Hà (ghi)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]