(Baothanhhoa.vn) - Xác định đúng thế mạnh, đặc trưng của mình, huyện Nông Cống đang thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) khá hiệu quả. Có 3/14 sản phẩm OCOP của huyện là lúa gạo xếp hạng 3, 4 sao. Kết quả đó không chỉ mở ra cơ hội phát triển bền vững nông nghiệp địa phương mà còn giúp phát triển kinh tế nông thôn theo hướng gia tăng giá trị nông sản.

“Nhìn lại 2 năm thực hiện Chương trình Xây dựng Nông thôn mới” (Bài 4): Nông Cống xây dựng sản phẩm lúa gạo đạt tiêu chuẩn OCOP

Xác định đúng thế mạnh, đặc trưng của mình, huyện Nông Cống đang thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) khá hiệu quả. Có 3/14 sản phẩm OCOP của huyện là lúa gạo xếp hạng 3, 4 sao. Kết quả đó không chỉ mở ra cơ hội phát triển bền vững nông nghiệp địa phương mà còn giúp phát triển kinh tế nông thôn theo hướng gia tăng giá trị nông sản.

“Nhìn lại 2 năm thực hiện Chương trình Xây dựng Nông thôn mới” (Bài 4): Nông Cống xây dựng sản phẩm lúa gạo đạt tiêu chuẩn OCOPCác sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP: Gạo sạch Hương Quê, Gạo quê nông thôn thường xuyên được huyện Nông Cống lựa chọn tham gia các hội trợ để quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Tin liên quan:
  • “Nhìn lại 2 năm thực hiện Chương trình Xây dựng Nông thôn mới” (Bài 4): Nông Cống xây dựng sản phẩm lúa gạo đạt tiêu chuẩn OCOP
    “Nhìn lại 2 năm thực hiện Chương trình Xây dựng Nông thôn mới” - Bài 3: Nhân ...

    Trong chặng đường xây dựng nông thôn mới (NTM), việc phát triển sản xuất được xem là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và có tính quyết định thực hiện thành công các mục tiêu. Bởi, yếu tố này không những nâng cao thu nhập người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, mà còn tạo nguồn lực để các địa phương thực hiện lộ trình xây dựng NTM theo hướng bền vững. Vì vậy, hầu hết các địa phương xây dựng NTM đều chú trọng đến phát triển sản xuất.

Để xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm lúa gạo của địa phương, huyện Nông Cống đã chủ động phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh, các đơn vị tư vấn về chiến lược và khoa học - kỹ thuật để hoàn thiện chu trình OCOP cho các sản phẩm lúa gạo trên địa bàn. Người nông dân được hỗ trợ toàn diện để nâng cấp sản phẩm lúa gạo của mình: tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, xây dựng và bảo hộ thương hiệu, chuẩn hóa và giám sát chất lượng sản phẩm, quảng bá và mở rộng thị trường... Quy trình sản xuất lúa gạo ngày càng được các xã, HTX và người dân chuẩn hóa theo quy chuẩn VietGAP, cơ giới hóa đồng bộ sản xuất, đề cao an toàn sinh học, tăng cường kiểm soát chất lượng và giảm sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật... Bao bì các sản phẩm lúa gạo của huyện cũng được đầu tư bài bản với mã truy xuất vùng sản xuất, tem nhãn, hút chân không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Gạo tím thảo dược mang thương hiệu “Gạo quê nông thôn” được xem là một trong những sản phẩm nổi tiếng của xã Minh Khôi trong huyện. Được triển khai từ vụ xuân năm 2019 với diện tích 0,5 ha, đến nay mô hình sản xuất lúa tím thảo dược hữu cơ đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ nét và được mở rộng lên 12 ha. Quá trình sản xuất, với việc không dùng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, chỉ sử dụng phân hữu cơ vi sinh để bảo vệ môi trường đồng ruộng và sức khỏe người dùng nên mô hình nhận được sự ủng hộ tích cực từ người tiêu dùng cũng như góp phần tái tạo hệ sinh thái đồng ruộng. Để đặc sản quê hương đến với đông đảo người tiêu dùng và trở thành sản phẩm tiêu biểu của xã, gia đình chị Ngô Thị Tương - chủ cơ sở sản xuất gạo tím thảo dược “Gạo quê nông thôn” đã đầu tư hàng trăm triệu đồng điều chỉnh quy trình sản xuất, xây dựng kho sấy, máy hút chân không, gian hàng trưng bày sản phẩm... Sản phẩm “Gạo quê nông thôn” đã được UBND tỉnh công nhận là sản phẩm đạt tiêu chí OCOP 3 sao cấp tỉnh. Chị Tương cho biết: Gia đình đang tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư máy sấy, nhà sấy áp dụng công nghệ sấy tiên tiến để tạo ra sản phẩm gạo chất lượng và thơm ngon hơn. Cùng với đó, cơ sở đã và đang phát huy tốt lợi thế về nguyên liệu, nhân lực, kinh nghiệm và liên kết kinh doanh để tạo ra giá trị cộng đồng trong sản xuất, kinh doanh (hiện đã liên kết với hàng chục hộ). Đặc biệt, từ khi sản phẩm “Gạo quê nông thôn” đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh, sản phẩm được dán nhãn mác, có truy xuất nguồn gốc và được giới thiệu qua các hội chợ của tỉnh, huyện nên nhiều người tiêu dùng biết đến, thị trường tiêu thụ cũng thuận lợi hơn với mức tiêu thụ gần gấp 3 lần trước, thị trường cũng tiếp tục được mở rộng ra TP Hà Nội, các tỉnh Nghệ An, Ninh Bình...

Để xây dựng thương hiệu “Gạo sạch Hương Quê”, 5 năm qua, HTX dịch vụ nông nghiệp Trường Sơn, xã Trường Sơn đã mạnh dạn vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, máy móc, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm; xây dựng hệ thống sản xuất theo chuỗi và áp dụng quy trình sản xuất khoa học, được kiểm soát từ khâu đầu vào đến khi thu hoạch, đóng gói. Đặc biệt, nhờ sự trợ giúp của các cấp chính quyền và ngành chức năng trong tìm kiếm thị trường, thiết kế bao bì, nhãn mác, đến nay sản phẩm “Gạo sạch Hương Quê” đã được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến, đón nhận. Ngoài được xếp hạng OCOP 3 sao cấp tỉnh, “Gạo sạch Hương Quê” còn được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận là sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh và năm 2022, được công nhận là sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc. Từ những nỗ lực đã đạt được, trong thời gian tới, HTX dịch vụ nông nghiệp Trường Sơn tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng sản phẩm gạo để đáp ứng và thu hút được thêm nhiều khách hàng tiêu dùng sản phẩm. Cùng với đó, sẽ liên kết với các địa phương lân cận sản xuất lúa theo quy trình VietGAP; đưa sản phẩm vào các hệ thống siêu thị để nâng cao giá trị.

Theo ông Phạm Việt Liên, Bí thư Đảng ủy xã Trường Sơn: Hiệu quả lớn nhất của Chương trình OCOP là huy động được nhiều hộ nông dân gia nhập mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm. Thời gian tới, địa phương tiếp tục đồng hành với người dân, doanh nghiệp nâng cao chất lượng, thăng hạng sao sản phẩm “Gạo sạch Hương Quê”. Đồng thời, khuyến khích mở rộng diện tích, mô hình liên kết sản xuất, bao tiêu nông sản hữu cơ theo chuỗi; tích cực tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia tập huấn, nâng cao năng lực xây dựng, triển khai phương án sản xuất, kinh doanh và kỹ năng bán hàng thương mại điện tử...

Mỗi năm, huyện Nông Cống gieo cấy trên 20 nghìn ha lúa, sản lượng bình quân đạt trên 127 tấn/năm. Ngay từ thời gian đầu triển khai Chương trình OCOP, huyện đã đặt ra định hướng phát triển nông nghiệp tập trung vào sản phẩm truyền thống, thế mạnh mang tính “chủ lực” này. Thời gian qua, huyện Nông Cống đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chủ động phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh, các đơn vị tư vấn hướng dẫn các xã, thị trấn, các đơn vị thực hiện xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện các sản phẩm OCOP nói chung, lúa gạo nói riêng, theo hướng chuẩn hóa chất lượng; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng; hỗ trợ tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, xây dựng bảo hộ thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường... Với sự quyết tâm chỉ đạo từ huyện đến các xã, thị trấn đã vận động các tập thể, cá nhân trên địa bàn huyện tham gia Chương trình OCOP một cách tích cực. Việc xây dựng thành công các sản phẩm OCOP từ lúa gạo chính là đòn bẩy để huyện Nông Cống tiếp tục phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân, qua đó góp phần thực hiện thành công Chương trình Xây dựng nông thôn mới.

Bài và ảnh: Minh Hà

Bài 5: Doanh nghiệp đồng hành phát triển 5 sản phẩm OCOP, tạo hơn 2.000 việc làm.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]