(Baothanhhoa.vn) - Trong chặng đường xây dựng nông thôn mới (NTM), việc phát triển sản xuất được xem là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và có tính quyết định thực hiện thành công các mục tiêu. Bởi, yếu tố này không những nâng cao thu nhập người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, mà còn tạo nguồn lực để các địa phương thực hiện lộ trình xây dựng NTM theo hướng bền vững. Vì vậy, hầu hết các địa phương xây dựng NTM đều chú trọng đến phát triển sản xuất.

“Nhìn lại 2 năm thực hiện Chương trình Xây dựng Nông thôn mới” - Bài 3: Nhân lên những mô hình sản xuất theo chuỗi trong xây dựng nông thôn mới

Trong chặng đường xây dựng nông thôn mới (NTM), việc phát triển sản xuất được xem là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và có tính quyết định thực hiện thành công các mục tiêu. Bởi, yếu tố này không những nâng cao thu nhập người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, mà còn tạo nguồn lực để các địa phương thực hiện lộ trình xây dựng NTM theo hướng bền vững. Vì vậy, hầu hết các địa phương xây dựng NTM đều chú trọng đến phát triển sản xuất.

“Nhìn lại 2 năm thực hiện Chương trình Xây dựng Nông thôn mới” - Bài 3: Nhân lên những mô hình sản xuất theo chuỗi trong xây dựng nông thôn mới

Sản phẩm bánh gai Tứ Trụ, xã Thọ Diên (Thọ Xuân) được sản xuất theo chuỗi.

Trên địa bàn tỉnh đã có hàng nghìn mô hình sản xuất trên tất cả các lĩnh vực được thực hiện và nhân rộng. Trong đó phải kể đến những mô hình sản xuất được thực hiện theo chuỗi giá trị không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần thay đổi nhận thức, tư duy của người dân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ.

Sản phẩm chè búp của xã Bình Sơn (Triệu Sơn) với vị đậm, thơm. Tuy nhiên nhiều năm về trước, đồi chè nơi đây chủ yếu được thu hái bán thô, không có sản phẩm xứng tầm khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối. Thế nhưng chỉ sau mấy năm phát triển gắn với xây dựng NTM, nơi đây có tới 4 sản phẩm OCOP được chứng nhận. Không chỉ có các sản phẩm từ vùng nguyên liệu chè như: chè sạch Bình Sơn, trà xanh túi lọc Bình Sơn, HTX dịch vụ nông nghiệp Bình Sơn còn xây dựng thành công thêm 2 sản phẩm: mật ong bốn mùa hoa rừng nguyên chất và trà cà gai leo túi lọc Bình Sơn. Vùng nguyên liệu chè nơi đây từ 250 ha tăng lên gần 300 ha, sản lượng chè đã đạt 7,2 tấn búp/ha, giá thu mua chè búp tươi tăng gần gấp đôi, chè búp khô tăng từ 2 đến 2,5 lần. Giá sản phẩm mật ong bốn mùa tăng gấp 1,5 lần.

Ông Lê Đình Tú, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Bình Sơn, chia sẻ: Có được chuỗi sản xuất, sản phẩm khẳng định được thương hiệu là bởi trong quá trình xây dựng được chính quyền địa phương đồng hành. Ngày mới bắt đầu, HTX được hỗ trợ 300 triệu đồng từ chính sách hỗ trợ mô hình sản xuất. Có được chất “xúc tác”, UBND xã Bình Sơn cùng HTX hỗ trợ các nhóm hộ mua 50 máy chế biến chè, thay thế phương thức sao, sấy chè thủ công. Cấp nước sinh hoạt hỗ trợ các cụm dân cư, khoan 100 giếng, tạo nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt, sản xuất, đầu tư hệ thống bơm tưới tự động, nhất là quán triệt đến nông hộ không sử dụng thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trưởng. Ngoài ra, HTX hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, chế biến chè, thỏa thuận, công khai phương thức, giá thu mua, đồng hành cùng nông dân trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, nhất là xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP. Mô hình cứ thế được nhân rộng, lan tỏa, thu nhập của người dân trồng chè ổn định, đời sống được bảo đảm.

Nhận thấy sản phẩm thịt muối An Tâm của cơ sở kinh doanh An Tâm, xã Xuân Sinh (Thọ Xuân) có chất lượng tốt, duy trì sản phẩm liên tục, nên Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thọ Xuân cùng Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng NTM tỉnh đã đồng hành giúp đỡ cơ sở xây dựng và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị. Anh Lê Văn Tòng, chủ cơ sở kinh doanh An Tâm, chia sẻ: Nhớ lại những năm đầu tiên, tuy có quy trình chế biến chuẩn “sạch” ngay từ khâu chọn nguyên liệu chế biến. Tuy nhiên, đơn vị vẫn thiếu nhiều yếu tố để sản phẩm có thương hiệu, được công nhận OCOP. Nắm bắt được khó khăn của đơn vị, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thọ Xuân cùng cán bộ Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng NTM tỉnh đã trực tiếp hướng dẫn cơ sở sản xuất hoàn thiện tem nhãn, hình thức đóng gói cho sản phẩm và hoàn thiện nhiều tiêu chuẩn chất lượng khác. Sau hơn 1 năm nỗ lực, đồng hành của chính quyền địa phương, Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng NTM tỉnh cùng chủ cơ sở, thịt muối An Tâm là 1 trong 38 sản phẩm được UBND tỉnh đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa đợt 1, năm 2022. Đây là kết quả xứng đáng cho một sản phẩm tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, có vị thơm, ngậy đặc trưng. Có được tấm “thẻ bài” chất lượng, sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của cơ sở đã tăng gấp 4 lần so với trước đây, đạt hơn 2 tấn/tháng. Đáng chú ý, sản phẩm hiện đã vào được hệ thống Siêu thị BigC và nhiều cửa hàng thực phẩm sạch trong và ngoài tỉnh.

Đây chỉ là 2 trong số hàng trăm chuỗi sản xuất đang được nhân rộng thông qua việc phát triển sản xuất. Lộ trình xây dựng NTM còn dài, không có điểm kết thúc. Việc xây dựng, nhân rộng mô hình sản xuất theo chuỗi tiếp tục được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng NTM. Để tạo động lực nhân rộng các mô hình sản xuất theo chuỗi trong phát triển sản xuất nói chung và xây dựng NTM nói riêng, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 185/2021/NQ-HĐND, ngày 10-12-2021 về chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025. Theo đó, hàng loạt chính sách khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất theo chuỗi đã và đang được triển khai thực hiện và nhân rộng. Đáng chú ý, trong đó có các chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP. Cùng với đó, nhiều huyện, thị xã, thành phố đã có cơ chế, chính sách hỗ trợ để nhân rộng các mô hình sản xuất theo chuỗi, như lồng ghép nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM để hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP.

Cùng với các chính sách, để nhân rộng các mô hình sản xuất theo chuỗi, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đang tiếp tục chú trọng thực hiện các giải pháp, nhóm giải pháp xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất theo chuỗi, như: Khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn. Khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Hỗ trợ doanh nghiệp trong các liên kết chuỗi khai thác tận dụng tốt các cơ hội để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu. Triển khai đồng bộ xây dựng chuỗi liên kết gắn với phát triển sản phẩm OCOP. Coi trọng xây dựng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm kết hợp phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh ở trong nước và xuất khẩu. Xây dựng mã số vùng trồng, vùng nuôi, mã số định danh, mã QR Code để đáp ứng nhu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kết nối và minh bạch thông tin các vùng sản xuất, các sản phẩm nông nghiệp sản xuất theo chuỗi, tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng.

Bài 4: Nông Cống xây dựng sản phẩm lúa gạo đạt tiêu chuẩn OCOP.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]