(Baothanhhoa.vn) - Là tỉnh có số dân đông với 3.496.600 người, đứng thứ 3 cả nước, để kịp thời kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS), Thanh Hóa đã và đang triển khai nhiều biện pháp kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Nỗ lực kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh

Là tỉnh có số dân đông với 3.496.600 người, đứng thứ 3 cả nước, để kịp thời kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS), Thanh Hóa đã và đang triển khai nhiều biện pháp kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Nỗ lực kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinhMột buổi truyền thông về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình tại TP Thanh Hóa.

Tại TP Thanh Hóa, để nâng cao chất lượng dân số, những năm qua công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình luôn được quan tâm, chú trọng. Là địa phương đang thực hiện đề án kiểm soát MCBGTKS, với mục tiêu tăng cường cung cấp thông tin về tình trạng MCBGTKS cho người dân, đặc biệt là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, Trung tâm Y tế TP Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3. Các hoạt động truyền thông về dân số và phát triển, các quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện chính sách dân số... được Trung tâm Y tế TP Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các trạm y tế tổ chức dưới nhiều hình thức.

Năm 2022, thành phố đã hướng dẫn Ban Dân số phường, xã thành lập, duy trì hoạt động 34 câu lạc bộ tại 34 phường, xã. Các đơn vị đã xây dựng kế hoạch, tổ chức sinh hoạt 2 lần/câu lạc bộ. Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ đã đầu tư, nghiên cứu thay đổi nội dung các lần sinh hoạt để nội dung gần gũi với hội viên hơn. Các nội dung chủ yếu là sinh hoạt văn nghệ, cung cấp thông tin về lựa chọn giới tính thai nhi, các thông tin về hội viên, gia đình sản xuất giỏi, nuôi dạy con và thực hiện tốt chính sách dân số... Căn cứ vào kế hoạch của thành phố, các phường, xã đã chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp với các cơ quan đoàn thể như phụ nữ, thanh niên, trung tâm học tập cộng đồng để mở lớp nói chuyện về chủ đề MCBGTKS. Trong năm 2022, toàn thành phố đã tổ chức được 23 lớp nói chuyện chuyên đề về nội dung MCBGTKS cho trên 1.000 hội viên và chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ 55 lần, trong đó 23 câu lạc bộ sinh hoạt 1 lần/câu lạc bộ và 11 câu lạc bộ sinh hoạt 2 lần/câu lạc bộ.

Trao đổi với Phó Giám đốc Trung tâm Y tế TP Thanh Hóa Trương Thị Thu Hiền được biết, Đề án Kiểm soát MCBGTKS triển khai thực hiện luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền từ thành phố đến cơ sở, sự đồng tình ủng hộ của người dân; các hoạt động của đề án được triển khai liên tục hàng năm nên đã dần tác động đến nhận thức về lựa chọn giới tính thai nhi của người dân. Thành phố đang tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đối với công tác dân số và phát triển; phát huy vai trò của ban chỉ đạo thực hiện công tác dân số và phát triển phường, xã; củng cố đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ dân số tại các trạm y tế và phố, thôn; tổ chức hướng dẫn, đào tạo, tập huấn cung cấp kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ làm công tác dân số và phát triển phường, xã và phố, thôn; đẩy mạnh tuyên truyền về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của thành phố trong công tác dân số và phát triển, sớm đưa tỷ số giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng tự nhiên.

Nỗ lực kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinhMột buổi truyền thông dân số tại bản Phái, xã Tam Chung (Mường Lát).

Tại huyện Thọ Xuân, Đề án Kiểm soát MCBGTKS được huyện triển khai tại 17 xã, thị trấn. Căn cứ hướng dẫn của tỉnh, Trung tâm Y tế huyện Thọ Xuân xây dựng kế hoạch thực hiện đề án; chỉ đạo trạm y tế phối hợp với UBND các xã, thị trấn thành lập câu lạc bộ về giới và bình đẳng giới; tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc kiểm soát MCBGTKS, thực hiện bình đẳng giới, nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái, phát huy hơn nữa sự tham gia của nam giới... nhằm nâng cao nhận thức của người dân về hậu quả của tình trạng MCBGTKS đối với sự phát triển bền vững của gia đình và xã hội; từ đó có những chuyển biến tích cực về hành vi liên quan đến tình trạng MCBGTKS.

Qua tuyên truyền, nhiều cặp vợ chồng trên địa bàn huyện không còn quan niệm phải có con trai. Điển hình như vợ chồng anh Lâm, chị Phương (xã Xuân Hồng), dù sinh con một bề là gái nhưng quyết tâm dừng lại ở 2 con để nuôi dạy tốt và phát triển kinh tế gia đình. Con gái lớn của anh chị đang là sinh viên năm thứ nhất, con gái nhỏ đang là học sinh lớp 9. Chị Phương chia sẻ: Dù sinh 2 con là gái nhưng chúng tôi luôn quan niệm “dù gái hay trai, chỉ 2 là đủ”, quan trọng là vợ chồng cố gắng nuôi dạy các con ăn học đến nơi, đến chốn để có tương lai ổn định. Sự thành đạt của 2 con chính là niềm tự hào của những người làm cha, làm mẹ như chúng tôi.

Còn với gia đình anh Đạt, chị Thúy (thị trấn Thọ Xuân) cũng không đặt nặng tư tưởng “nhà đông con là nhà có phúc” nên quyết tâm chỉ sinh đủ 2 con để chăm lo chu đáo. Chị Thúy cho biết: “Dù gia đình cũng có điều kiện kinh tế nhưng vợ chồng tôi không có ý định sinh thêm con. Vợ chồng tôi tập trung lo cho 2 con ăn học đến nơi, đến chốn”.

Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đưa ra nhiều giải pháp khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh tiến tới đưa tỷ số giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng tự nhiên, góp phần nâng cao chất lượng dân số, phấn đấu mục tiêu giảm tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh dưới mức 112 vào năm 2025.

Bằng các giải pháp đồng bộ, nhất là việc triển khai hiệu quả Đề án Kiểm soát MCBGTKS đã góp phần làm chuyển biến công tác dân số; tác động tích cực đến nhận thức của Nhân dân và các ban, ngành, đoàn thể các cấp trong việc kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh và đưa tỷ số giới tính khi sinh đạt chỉ tiêu đề ra. Theo số liệu thống kê dân số hàng năm, tỷ số giới tính khi sinh năm 2016 là 115 bé trai/100 bé gái; năm 2017 là 117 bé trai/100 bé gái; năm 2018 là 116 bé trai/100 bé gái, năm 2019 là 115 bé trai/100 bé gái; năm 2020 là 113,5 bé trai/100 bé gái. Đến năm 2022 là 113 bé trai/100 bé gái. Mặc dù tỷ số giới tính khi sinh tại tỉnh Thanh Hóa vẫn còn khá cao so với mức trung bình của cả nước nhưng qua số liệu hàng năm thì tỷ số giới tính khi sinh đã giảm dần cho thấy sự nỗ lực, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhận thức của người dân cũng đã dần nâng lên.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì tình trạng MCBGTKS tại tỉnh Thanh Hóa vẫn xảy ra, nguyên nhân chính được chỉ ra là do ảnh hưởng của văn hóa phương đông nên tư tưởng trọng nam hơn nữ vẫn còn rất nặng nề. Mặt khác, do chuẩn mực mỗi cặp vợ chồng sinh đủ 2 con đã tạo áp lực các cặp vợ chồng vừa mong muốn có con ít lại vừa mong muốn có con trai; điều kiện về khoa học - công nghệ, y học ngày càng phát triển tạo thuận lợi cho các cặp vợ chồng lựa chọn giới tính thai nhi trong khi lực lượng thanh tra chuyên ngành dân số còn thiếu, chưa đủ mạnh. Bên cạnh đó, một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm chỉ đạo sát sao công tác kiểm soát MCBGTKS do chưa nhận thức đầy đủ về hậu quả, hệ lụy của MCBGTKS, vai trò trách nhiệm trong việc ngăn ngừa, giải quyết vấn đề MCBGTKS...

Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đưa ra nhiều giải pháp khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh tiến tới đưa tỷ số giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng tự nhiên, góp phần nâng cao chất lượng dân số, phấn đấu mục tiêu giảm tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh dưới mức 112 vào năm 2025.

Theo số liệu thống kê dân số hàng năm, tỷ số giới tính khi sinh năm 2016 là 115 bé trai/100 bé gái; năm 2017 là 117 bé trai/100 bé gái; năm 2018 là 116 bé trai/100 bé gái, năm 2019 là 115 bé trai/100 bé gái; năm 2020 là 113,5 bé trai/100 bé gái. Đến năm 2022 là 113 bé trai/100 bé gái.

Trao đổi với Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Lê Bá Thắng được biết, để đạt được mục tiêu trên, chi cục tiếp tục tập trung vào nhóm các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như: Tích cực tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện để triển khai các nội dung đề án kiểm soát MCBGTKS. Trong đó, đẩy mạnh truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức đối với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng và xã hội góp phần giảm thiểu MCBGTKS; nâng cao năng lực thực thi pháp luật về các hình thức phổ biến, lựa chọn giới tính thai nhi và kiểm soát MCBGTKS. Cùng với đó, tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, điều hành và kỹ năng tuyên truyền, vận động cho đội ngũ cán bộ. Từ đó nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân, gia đình về thực hiện quy mô gia đình có đủ 2 con để nuôi dạy tốt, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và xây dựng gia đình hạnh phúc.

Bài và ảnh: Tô Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]