(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa được đánh giá là địa phương có tiềm năng về khoáng sản, trong đó chủ yếu là khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Việc sử dụng hiệu quả tài nguyên cũng như tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực này luôn được tỉnh quan tâm chỉ đạo quyết liệt, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu tăng trưởng bền vững.

Nỗ lực đưa hoạt động khai thác khoáng sản đi vào nền nếp (Bài cuối): Hướng đến mục tiêu tăng trưởng bền vững

Thanh Hóa được đánh giá là địa phương có tiềm năng về khoáng sản, trong đó chủ yếu là khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Việc sử dụng hiệu quả tài nguyên cũng như tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực này luôn được tỉnh quan tâm chỉ đạo quyết liệt, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu tăng trưởng bền vững.

Nỗ lực đưa hoạt động khai thác khoáng sản đi vào nền nếp (Bài cuối): Hướng đến mục tiêu tăng trưởng bền vữngCơ sở sản xuất, chế biến đá làm vật liệu xây dựng tại TP Thanh Hóa.

Đấu giá các mỏ đất, cát

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, trên địa bàn tỉnh hiện có 15 giấy phép khai thác khoáng sản (KTKS) do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép còn hiệu lực; 325 giấy phép do UBND tỉnh cấp phép còn hiệu lực, trong đó có 216 giấy phép khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường; 28 giấy phép khai thác cát; 53 giấy phép khai thác đất làm vật liệu san lấp; 21 giấy phép khai thác đất sét làm gạch tuynel; 3 giấy phép khai thác quặng photphorit, đồng, sắt; 4 giấy phép khai thác đá sét kết, bột kết làm gạch men. Ngoài ra, theo Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/2/2023, có 557 khu vực mỏ khoáng sản, chủ yếu là đá, cát xây dựng, đất san lấp được quy hoạch để khai thác.

Ông Nguyễn Thế Hùng, Trưởng phòng Tài nguyên Khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường, cho biết: Một trong những giải pháp để ổn định thị trường vật liệu xây dựng là tập trung vào hoạt động đấu giá quyền khai thác các mỏ đất san lấp, cát, đá xây dựng đã có trong quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất các huyện, thị xã nhằm công khai, minh bạch, tăng thu ngân sách Nhà nước, tránh tình trạng khan hiếm nguồn vật liệu và hạn chế tình trạng KTKS trái phép trên địa bàn.

Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua, ngành chức năng, các đơn vị liên quan đã tập trung triển khai hiệu quả công tác đấu giá quyền KTKS, đặc biệt là các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nhằm đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng phục vụ thi công các công trình trọng điểm cũng như nâng cao công tác quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên này. Theo kế hoạch, trong năm 2024 sẽ hoàn thành việc tổ chức đấu giá từ 30 - 40 mỏ khoáng sản với trữ lượng khoảng 50 triệu m3 đất san lấp, 20 triệu m3 đá (một phần trữ lượng để sản xuất cát nghiền), 2 triệu m3 cát.

Việc lập kế hoạch đấu giá quyền KTKS được Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu trên cơ sở ý kiến tham gia của các ngành, địa phương, các quy hoạch khoáng sản được UBND tỉnh phê duyệt và nhu cầu của thị trường. Chỉ tính riêng trong 9 tháng năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thẩm định trình UBND tỉnh cấp 14 giấy phép thăm dò khoáng sản (tăng 40% so với cùng kỳ); cấp 17 giấy phép KTKS (cùng kỳ 2023 là 6 giấy phép); phê duyệt trữ lượng 5 mỏ (tăng 250% so với cùng kỳ); thu hồi, đóng cửa 8 mỏ (giảm 312,5% so với cùng kỳ).

Sở Tài nguyên và Môi trường đã trình UBND tỉnh phê duyệt 40 phương án đấu giá quyền KTKS, trong đó, đã tổ chức đấu giá thành công 27 mỏ khoáng sản (15 mỏ đá, 7 mỏ đất san lấp; 3 mỏ cát; 1 mỏ đất sét làm gạch tuynel; 1 mỏ đá cát kết làm gạch men). Các mỏ còn lại dự kiến hoàn thành đấu giá trong các tháng cuối năm. Một số đơn vị trúng đấu giá đang hoàn thiện hồ sơ để được cấp phép khai thác, bổ sung được nguồn vật liệu cho các dự án trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động khoáng sản, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 14848/UBND-CN ngày 4/10/2023 về tiếp tục tăng cường quản lý Nhà nước trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm các quy định có liên quan trong lĩnh vực hoạt động KTKS theo Luật Khoáng sản; Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã có Công văn số 17074/UBND-CN, ngày 10/11/2023 gửi Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị tiếp tục thực hiện nghiêm việc lắp trạm cân, camera tại các mỏ KTKS trong tỉnh...

Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp

Tỉnh ta có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, có trữ lượng dồi dào, với 28 loại khoáng sản khác nhau, trong đó lĩnh vực khai thác, chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng trở thành thế mạnh đem lại hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm cho khoảng 11.000 lao động, đóng góp vào ngân sách Nhà nước từ 800 - 900 tỷ đồng/năm. Tài nguyên phong phú, song là hữu hạn, việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên sao cho hợp lý, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường vẫn luôn là vấn đề cấp bách hiện nay.

Để hoạt động KTKS đi vào nền nếp, công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh được tăng cường với rất nhiều giải pháp đồng bộ. Các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh liên quan đến hoạt động khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về khoáng sản cũng đã rất rõ ràng, cụ thể đến từng cấp, từng ngành, địa phương, đơn vị.

Tỉnh đã và đang tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng các quy chế, quy định, cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền, trách nhiệm phù hợp với quy định của Trung ương và tình hình thực tế. Đồng thời, hoàn thiện quy định về đấu giá quyền KTKS, nhất là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật, theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, chống tiêu cực, thất thoát.

Các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đảm bảo phù hợp theo quy định của pháp luật hiện hành và theo Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, tránh chồng chéo, gây phiền hà, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các tổ chức, cá nhân. Trong công tác thanh tra, kiểm tra đối với các mỏ khoáng sản đã được cấp phép phải tập trung thực hiện chuyên đề đo đạc, xác định trữ lượng đã khai thác đối với một số đơn vị được cấp phép khai thác đất, đá, cát có dấu hiệu khai thác vượt công suất, trữ lượng được phép khai thác và khai thác không đúng thiết kế, khai thác vượt mốc giới. Từ đó, sẽ xử lý nghiêm các vi phạm, yêu cầu các đơn vị phải khắc phục triệt để các vi phạm, dừng khai thác hoặc thu hồi giấy phép nếu có vi phạm nghiêm trọng, đủ điều kiện thu hồi...

Tỉnh cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo vệ môi trường, phục hồi cảnh quan sau khai thác. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ khai thác tiên tiến, thân thiện với môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên. Tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản.

Với mục tiêu phát triển ngành KTKS theo hướng bền vững, tỉnh cũng đã đưa ra một số giải pháp cụ thể, như: Tối ưu hóa lợi ích kinh tế từ KTKS trong khi vẫn bảo vệ môi trường sinh thái. Sử dụng nguồn thu từ KTKS để đầu tư phát triển các ngành công nghiệp khác, giảm phụ thuộc vào tài nguyên không tái tạo. Đảm bảo người dân địa phương được hưởng lợi từ hoạt động KTKS thông qua việc tạo công ăn, việc làm và cải thiện cơ sở hạ tầng. Tập trung vào nghiên cứu và phát triển công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản tiên tiến, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.

Với những giải pháp đồng bộ và tầm nhìn dài hạn, Thanh Hóa đang từng bước xây dựng một ngành công nghiệp KTKS bền vững, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cả nước.

Tô Dung - Việt Hương

Tin liên quan:
  • Nỗ lực đưa hoạt động khai thác khoáng sản đi vào nền nếp (Bài cuối): Hướng đến mục tiêu tăng trưởng bền vững
    Nỗ lực đưa hoạt động khai thác khoáng sản đi vào nền nếp (Bài 2): Gắn trách ...

    Đóng cửa mỏ, thu hồi giấy phép khai thác, bị phạt nặng do các lỗi vi phạm trong quá trình khai thác khoáng sản (KTKS)... đó là “động thái” thể hiện sự quyết liệt của tỉnh trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực khoáng sản nhằm răn đe, cảnh báo, ngăn chặn các hành vi vi phạm trong KTKS. Song, người đứng đầu địa phương nếu để xảy ra hoạt động KTKS trái phép cũng không tránh khỏi liên đới trách nhiệm.

  • Nỗ lực đưa hoạt động khai thác khoáng sản đi vào nền nếp (Bài cuối): Hướng đến mục tiêu tăng trưởng bền vững
    Nỗ lực đưa hoạt động khai thác khoáng sản đi vào nền nếp (Bài 1): Loay hoay... ...

    Theo đánh giá của cơ quan chức năng, hầu hết các mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh phân tán, quy mô trữ lượng nhỏ, nhất là địa bàn các huyện miền núi việc quản lý khai thác khoáng sản (KTKS) gặp nhiều khó khăn, các mỏ cát được cấp phép khai thác chưa đáp ứng được nhu cầu, trong khi đó có nhiều công trình, dự án lớn triển khai thực hiện, các công trình dân sinh tăng dẫn đến khan hiếm nguồn cung, đẩy giá lên cao, từ đó dễ phát sinh các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]