(Baothanhhoa.vn) - Theo thông lệ, hằng năm cứ vào ngày 6 tháng Giêng, người dân thị trấn Lang Chánh và đông đảo Nhân dân trong vùng lại tưng bừng tổ chức Lễ khai hội chùa Mèo.

Nhộn nhịp lễ hội đầu xuân

Theo thông lệ, hằng năm cứ vào ngày 6 tháng Giêng, người dân thị trấn Lang Chánh và đông đảo Nhân dân trong vùng lại tưng bừng tổ chức Lễ khai hội chùa Mèo.

Nhộn nhịp lễ hội đầu xuânNgười dân trong huyện và du khách thập phương đến dâng hương, vãn cảnh tại Lễ khai hội chùa Mèo.

Chùa Mèo hay còn gọi là Đỉnh Miêu Thiền tự được xây dựng từ thế kỷ XIII - thời Trần, lúc bấy giờ chùa có tên là chùa Chu và được mệnh danh là một trong 3 ngôi chùa lớn nhất xứ Thanh lúc bấy giờ. Khi Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn, tương truyền một lần Lê Lợi và nghĩa quân đã vào chùa Chu thắp hương khấn Phật, cầu nguyện cho sự nghiệp kháng chiến thắng lợi. Sau khi lên ngôi, Lê Lợi đã sắc chỉ đổi tên chùa Chu thành chùa Mèo. Hiện chùa Mèo là di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh cấp tỉnh, là điểm du lịch văn hóa tâm linh của tỉnh. Lễ hội chùa Mèo được tổ chức quy mô, với nhiều hoạt động tâm linh, tín ngưỡng, văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao phong phú mang đậm nét văn hóa của các dân tộc huyện Lang Chánh.

Với truyền thống và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, vào dịp đầu xuân, các lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi diễn ra sôi động, mang đậm bản sắc văn hóa. Hầu hết các lễ hội thường gắn liền với các sự kiện lịch sử, tưởng nhớ người có công trong công cuộc dựng nước và giữ nước, nên các trò chơi, trò diễn thường mang tinh thần thượng võ. Nét đặc trưng của các lễ hội thường thể hiện sự kết nối cộng đồng, tinh thần đoàn kết, gắn bó con người với bản, làng. Trong các lễ hội, phần nghi thức thường tổ chức trang trọng, linh thiêng và thành kính. Thông qua lễ hội để người dân tưởng nhớ đến những người có công với đất nước, đồng thời là dịp để đồng bào tham gia các trò chơi, trò diễn, tranh tài các môn thể thao truyền thống, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Trong đó, một số lễ hội thể hiện rõ nét đặc trưng, như: Lễ hội đình Thi của đồng bào dân tộc Thổ ở Như Xuân; Lễ dâng hương Trung túc Vương Lê Lai ở làng Thành Sơn, xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc); Lễ hội Mường Xia ở xã Sơn Thủy (Quan Sơn); Lễ hội rước cá thần (hay gọi còn gọi Lễ hội Khai Hạ ở xã Cẩm Lương, Cẩm Thủy); Lễ hội chùa Cửa Đặt (Thường Xuân); Lễ hội Phủ Na (hay còn gọi là Na Sơn Động Phủ ở xã Xuân Du, Như Thanh)...

Để bảo tồn và gìn giữ các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, ngành văn hóa, thể thao và du lịch, các huyện miền núi đã có những giải pháp nhằm khôi phục những lễ hội, những nét văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc đang có nguy cơ mai một. Đây chính là tiền đề quan trọng để các lễ hội truyền thống được bảo lưu, gìn giữ và phát huy.

Bài và ảnh: Khánh Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]