(Baothanhhoa.vn) - Chương trình đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đã được các cấp bộ đoàn trong tỉnh quan tâm triển khai sâu rộng và mang lại hiệu quả thiết thực. Từ phong trào, nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) đã có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.

“Cầu nối” để thanh niên khởi nghiệp

Chương trình đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đã được các cấp bộ đoàn trong tỉnh quan tâm triển khai sâu rộng và mang lại hiệu quả thiết thực. Từ phong trào, nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) đã có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.

“Cầu nối” để thanh niên khởi nghiệpTỉnh đoàn tham quan mô hình trồng cây thanh long đạt hiệu quả kinh tế cao tại xã Xuân Du (Như Thanh).

Sinh ra và lớn lên tại Nông trường Phúc Do (nay là xã Cẩm Tân, huyện Cẩm Thủy), là vùng quê có đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng trọt các loại cây công nghiệp như cao su, vải thiều, nhãn... Tuy vậy, từ năm 2013 đến nay giá mủ cao su xuống thấp, ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, địa phương. Vì vậy, thay vì tiếp tục mở rộng diện tích cây cao su như một số hộ gia đình ở địa phương, chàng trai trẻ Phùng Văn Dũng lại chọn cây mít để phát triển kinh tế, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Anh Dũng cho biết: Năm 2018 tôi chuyển đổi 4 ha đất trồng cây cao su sang trồng mít Thái, đồng thời trồng xen canh thêm cây dứa gai, củ đậu, nuôi gà thả đồi. Bước đầu lập nghiệp, để tạo nguồn vốn, thông qua kênh của đoàn xã anh Dũng đã tiếp cận được nguồn vốn vay khởi nghiệp của Tỉnh đoàn hỗ trợ khởi nghiệp được 50 triệu đồng và anh vay người thân, bạn bè được thêm 300 triệu đồng. Từ nguồn vốn ban đầu anh đã cải tạo đất đai, khoan giếng tưới, xây bể chứa nước mưa, làm hàng rào, tìm giống và học tập kinh nghiệm, tìm hiểu phương pháp trồng cây mít Thái. Sau 3 năm, vườn mít của gia đình anh đã mang lại nguồn thu nhập khá. Theo tính toán, với 4 ha mít sau khi trừ chi phí, đem lại lợi nhuận cho gia đình hơn 200 triệu đồng/năm. Ngoài trồng mít, anh còn xen canh 2 ha dứa gai, 1 ha củ đậu, nuôi 500 con gà thả đồi...

Không chỉ là gương điển hình về làm kinh tế giỏi, ĐVTN tiêu biểu, thành viên câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế của địa phương, anh còn luôn chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ giúp đỡ một số hộ gia đình thanh niên có hoàn cảnh khó khăn cùng phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Để hỗ trợ về vốn cho ĐVTN trong tỉnh phát triển kinh tế, tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp, thông qua kênh của Tỉnh đoàn, năm 2022 các đơn vị, địa phương đã tích cực hướng dẫn cơ sở thành lập các tổ hợp tác và HTX thanh niên, qua đó đã có 1.538 thanh niên được hỗ trợ khởi nghiệp. Công tác rà soát, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng vốn vay được quan tâm và thực hiện tốt. Toàn tỉnh có 710 tổ vốn vay ủy thác do đoàn thanh niên các cấp quản lý, dư nợ vay ủy thác đạt 1.336 tỷ đồng.

Trao đổi tại các chương trình kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tại các địa phương, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lê Hữu Quyền cho biết: Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp là hướng đi đúng và có hiệu quả. Đây cũng là giải pháp quan trọng để thu hút ĐVTN ở lại quê hương lập thân, lập nghiệp.

Để tiếp tục đồng hành cùng thanh niên phát triển kinh tế, Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục phối hợp với Tỉnh đoàn thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi và ưu tiên đối tượng được vay vốn là thanh niên. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, chủ trương đề nghị nâng mức cho vay cao hơn 50 triệu đồng/hộ trong thời gian tới.

Theo đánh giá của Tỉnh đoàn, cùng với việc triển khai hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, với nguồn vốn vay 120 (chương trình vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm), các cấp bộ đoàn cũng đã giải ngân hàng trăm dự án của thanh niên. Thêm vào đó, thực hiện chương trình đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp, giai đoạn 2020-2022 Tỉnh đoàn đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt sửa đổi và nâng nguồn vốn vay thuộc đề án chương trình tín dụng ưu đãi khởi nghiệp trong ĐVTN lên 50 tỷ đồng. Từ việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay ưu đãi, các hộ ĐVTN đã đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập, đồng thời giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động thất nghiệp tại địa phương.

Để phát huy hơn nữa vai trò của thanh niên trong việc phát triển kinh tế tại địa phương, Tỉnh đoàn tiếp tục chỉ đạo các cấp bộ đoàn, hội liên hiệp thanh niên trên địa bàn toàn tỉnh định hướng, hỗ trợ, giúp đỡ cho thanh niên phát triển rộng rãi mô hình kinh tế tập thể với nhiều hình thức, quy mô và trình độ khác nhau trong các ngành, các lĩnh vực; đẩy mạnh tuyên truyền, biểu dương, giới thiệu gương người tốt, việc tốt giúp các ĐVTN có thêm kinh nghiệm thực tiễn để áp dụng, làm theo; duy trì, phát triển và nhân rộng các mô hình, tổ hợp tác thanh niên làm ăn có hiệu quả...

Bài và ảnh: Phương Lệ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]