Nghiêm trị hành vi đăng tải thông tin sai sự thật
Việc tung tin đồn thất thiệt gây hoang mang dư luận xã hội là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, tùy thuộc vào nội dung, mức độ, động cơ của hành vi và hậu quả của việc tung tin thất thiệt, các đối tượng sẽ bị nghiêm trị trước pháp luật.
Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh thông tin tình hình thời sự quý 2/2024 cho cán bộ, đảng viên và người lao động.
Những ngày qua thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần nhận được nhiều sự quan tâm, nhất là sự tiếc thương, kính trọng và tưởng nhớ của các tầng lớp Nhân dân đối với công lao, cống hiến của đồng chí Tổng Bí thư cho sự nghiệp cách mạng và lãnh đạo đất nước phát triển. Tuy vậy, qua rà soát, nắm tình hình, cơ quan chức năng phát hiện có một số đối tượng sử dụng tài khoản mạng xã hội để đăng tải thông tin bịa đặt, xuyên tạc. Đơn cử, ngày 23/7/2024 Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Bắc Giang) phối hợp Công an TP Bắc Giang làm việc với một công dân đã sử dụng mạng xã hội facebook có tên “T.L” chia sẻ bài viết có hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bị cắt ghép, không đúng sự thật. Đối tượng đã thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật, Công an TP Bắc Giang đã yêu cầu đối tượng cam kết tự nguyện gỡ bỏ bài viết, đính chính thông tin trên mạng xã hội.
Trước đó, ngày 20 và 21/7/2024 Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an TP Hồ Chí Minh) phối hợp Công an TP Thủ Đức, công an quận 10, quận 12 làm việc đối với 3 đối tượng có hành vi sử dụng mạng xã hội facebook đăng tải nội dung vi phạm như trên. Cả 3 đối tượng đều thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật. Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được, lực lượng chức năng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm.
Thực tế, mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng là “con dao hai lưỡi”, ẩn chứa không ít nguy hại. Theo đó, với nền tảng kết nối không biên giới, tin giả, tin sai sự thật vừa xuất hiện ngay lập tức sẽ có rất nhiều lượt xem, chia sẻ. Do vậy, với tốc độ lan truyền chóng mặt sẽ kéo theo những hậu quả khó lường. Trước thực trạng trên, các cơ quan chức năng đã sử dụng hệ thống kỹ thuật để giám sát, phát hiện, cảnh báo tin giả, thông tin xấu độc và nhanh chóng xử lý, gỡ bỏ. Song song với đó, cơ quan chức năng cũng nhanh chóng đưa ra những thông tin chính thống để định hướng dư luận. Đồng thời, xử lý nghiêm minh, truy tố hình sự khi hậu quả gây ra nghiêm trọng, xâm hại đến an ninh trật tự xã hội.
Tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau: Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Do vậy, đối tượng tung tin đồn thất thiệt xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của một tổ chức, cá nhân cụ thể thì tổ chức, cá nhân đó có quyền khởi kiện ra tòa án để yêu cầu người tung tin đồn phải xin lỗi và bồi thường thiệt hại. Đồng thời có quyền yêu cầu tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức.
Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân quy định theo Điều 331 Bộ luật Hình sự có khung hình phạt như sau: Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
Trường hợp không xác định được chính xác người tung tin đồn thất thiệt, mà chỉ xác định được người đưa tin thì áp dụng theo quy định tại Điều 226 được sửa đổi bởi Điều 27 Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2009 về tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính. Cụ thể như sau: “Người nào thực hiện hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 88 và Điều 253 của Bộ luật này xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Bởi vậy, để mỗi người dân đều là những người dùng mạng xã hội “thông thái”, cơ quan chức năng khuyến cáo mỗi người dân cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của bản thân trong việc sử dụng mạng xã hội. Công dân có quyền tự do ngôn luận nhưng phải trong đạo đức xã hội và khuôn khổ pháp luật. Việc lợi dụng quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đều bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Bài và ảnh: Lê Phượng
{name} - {time}
-
2025-01-15 10:07:00
Tăng cường công tác tiếp công dân, xử lý đơn, thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo
-
2025-01-15 09:15:00
Nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy: Tỷ lệ hưởng lương hưu được tính thế nào?
-
2024-07-30 09:34:00
Đông Sơn phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên
Thọ Xuân quan tâm tạo nguồn, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã
Hà Trung phát huy tính tiên phong, gương mẫu của cựu chiến binh trong phát triển kinh tế
Thanh Hóa phát huy truyền thống cách mạng quyết tâm trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc
Phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở Triệu Sơn
Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (29/7/1930 - 29/7/2024): Coi trọng tư duy lý luận gắn với tổng kết thực tiễn
Nền tảng để xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa giàu đẹp, văn minh
Quan tâm công tác kiểm tra, giám sát ở Đảng bộ huyện Lang Chánh
Đảng bộ huyện Ngọc Lặc chú trọng công tác tạo nguồn, phát triển đảng viên
HĐND huyện Hoằng Hóa chú trọng đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động