(Baothanhhoa.vn) - Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hu có diện tích 24.200 ha, thuộc địa bàn các huyện Quan Hóa và Mường Lát, là một trong những khu vực được ghi nhận mức độ tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao trên địa bàn tỉnh. Những năm gần đây, thông qua các chương trình, dự án nghiên cứu, bảo tồn về hệ sinh thái đã góp phần bảo vệ nguyên vẹn tính ĐDSH, hệ sinh thái và bảo tồn gen ở khu bảo tồn.

Nâng cao tính đa dạng sinh học ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Hu có diện tích 24.200 ha, thuộc địa bàn các huyện Quan Hóa và Mường Lát, là một trong những khu vực được ghi nhận mức độ tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao trên địa bàn tỉnh. Những năm gần đây, thông qua các chương trình, dự án nghiên cứu, bảo tồn về hệ sinh thái đã góp phần bảo vệ nguyên vẹn tính ĐDSH, hệ sinh thái và bảo tồn gen ở khu bảo tồn.

Nâng cao tính đa dạng sinh học ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù HuCán bộ Khu BTTN Pù Hu khảo sát, nghiên cứu, bảo vệ loài rùa viền trong khu bảo tồn.

Ông Đỗ Ngọc Dương, Giám đốc Khu BTTN Pù Hu, cho biết: Khu bảo tồn thuộc hệ sinh thái chuyển tiếp giữa dãy núi Hoàng Liên Sơn và Bắc Trường Sơn, là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật đặc hữu. Mặt khác thảm thực vật rừng ở đây cùng với các khu BTTN Pù Luông, Nam Động đã tạo nên tính liên vùng, đóng vai trò phòng hộ đầu nguồn rất quan trọng đối với khu vực sông Đà và sông Mã. Ngoài ra, thảm thực vật ở Khu BTTN Pù Hu còn đóng vai trò điều tiết khí hậu, góp phần duy trì cân bằng sinh thái. Để bảo tồn ĐDSH, những năm qua, thông qua các đề tài, dự án, đơn vị đã đẩy mạnh công tác ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào công tác bảo tồn hệ sinh học tại đơn vị. Đặc biệt, đã phối hợp với đơn vị tư vấn, lập danh mục khu hệ động, thực vật trong khu bảo tồn, 1.725 loài thực vật, thuộc 696 giống, 170 họ và 72 bộ, 12 lớp và 6 ngành, ghi nhận được 915 loài động vật. Trong đó, có 52 loài được ghi nhận trong Sách đỏ Việt Nam 2007. Đánh giá được mức độ ĐDSH, xây dựng dữ liệu về ĐDSH, xây dựng 1 bản đồ phân bố của một số loài động, thực vật quý hiếm.

Bên cạnh đó, Khu BTTN Pù Hu đã hoàn thành quy hoạch bảo tồn và lập kế hoạch phát triển bền vững đến năm 2020. Tiến hành điều tra hiện trạng phân bố, mối đe dọa 2 loài vàng tâm, sến mật. Ứng dụng công nghệ thông tin trong tuần tra, kiểm tra rừng bằng GPS trên Google Earth. Bổ sung hoàn thiện 39 tiểu khu, xây dựng 39 ô tiêu chuẩn định vị theo dõi, đánh giá diễn thế của rừng. Sưu tầm các tiêu bản động, thực vật phục vụ việc nghiên cứu khoa học. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch theo dõi sinh trưởng, điều chỉnh tổ thành và nâng cấp vườn thực vật. Phối hợp với Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn xây dựng chương trình quản lý rừng dựa vào cộng đồng, nâng cao năng lực bảo tồn ĐDSH cho cán bộ khu bảo tồn, tiến hành giám sát đối với một số loài động, thực vật quý hiếm và hỗ trợ các trang thiết bị phục vụ điều tra. Đặc biệt, thông qua Dự án “Điều tra, đánh giá hiện trạng, xây dựng chương trình giám sát một số loài động vật quý hiếm tại Khu BTTN Pù Hu”, hiện nay Khu BTTN Pù Hu đã xây dựng được hệ giám sát về ĐDSH cho một số loài động, thực vật quý hiếm, như: gà tiền mặt vàng, gấu ngựa, thông tre lá dài, lan kim tuyến, rùa hộp trán vàng Bắc bộ.

Ngoài ra, đơn vị cũng đã triển khai Dự án khoa học “Ngăn chặn và đẩy lùi suy thoái ĐDSH bởi các loài động, thực vật xâm lấn tại Khu BTTN Pù Hu giai đoạn 2015-2018”. Hiện dự án đã xây dựng được 5 bộ bản đồ về phân bố hiện trạng của quần thể 5 loài động, thực vật xâm lấn gồm cỏ lào, trinh nữ móc, keo giậu, cây ngũ sắc, ốc bươu vàng để từng bước nghiên cứu các giải pháp diệt trừ. Ban Quản lý dự án cũng trồng mới 5 ha rừng lát hoa, trồng phục hồi các khu đất trống bằng loài cây bản địa, góp phần duy trì ĐDSH của thiên nhiên. Bên cạnh đó, mở lớp tập huấn nâng cao năng lực điều tra, diệt trừ các loài ngoại lai xâm hại cho cán bộ kiểm lâm và cán bộ các xã vùng đệm. Thành lập mạng lưới thông tin về loài xâm lấn, tố giác các hành vi xâm hại tài nguyên rừng; thực hiện chương trình phát triển dân sinh, kinh tế - xã hội cho người dân vùng đệm, vùng lõi. Thông qua các chương trình, dự án khoa học, thời gian qua Khu BTTN Pù Hu đã phát hiện thêm một số loài đang sinh sống tại các tiểu khu rừng, gồm: khỉ cộc, khỉ vàng, khỉ mốc, voọc xám và loài cu li nhỏ; 5 cá thể gà lôi trắng và gà tiền mặt vàng; 15 cá thể rùa đầu to và 10 cá thể rùa viền.

Cùng với đó, Khu BTTN Pù Hu đã được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt “Phương án bảo tồn và phát triển bền vững Khu BTTN Pù Hu, giai đoạn 2021-2030” với mục tiêu bảo tồn, phát triển bền vững rừng đặc dụng và vùng đất ngập nước trong khu bảo tồn. Gìn giữ, phát huy các giá trị ĐDSH, bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, gắn với thực hiện hiệu quả mục tiêu cải thiện, nâng cao đời sống cho người dân vùng đệm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh tại địa phương... Đây là điều kiện thuận lợi để bảo vệ nguyên vẹn tính ĐDSH ở Khu BTTN Pù Hu.

Bài và ảnh: Khắc Công



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]