Liệu tên lửa 'Oreshnik' của Nga có thay đổi quy tắc chiến tranh hạt nhân?
Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố tên lửa đạn đạo siêu thanh tầm trung mới và tuyên bố về sức mạnh của nó đã đặt ra câu hỏi về cách vũ khí này sẽ thay đổi cục diện chiến tranh hạt nhân.
Điện Kremlin đã bắn thử nghiệm tên lửa “Oreshnik” lần đầu tiên trong cuộc tấn công vào một nhà máy quốc phòng ở thành phố Dnipro, miền trung Ukraine vào cuối tháng 11. Cơ quan tình báo quân sự Ukraine cho biết tên lửa này mang theo 6 đầu đạn.
Tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm trung có tầm bắn trên 500 km và dưới 5.500 km bị cấm theo hiệp ước thời Liên Xô giữa Washington và Moscow, mặc dù Hoa Kỳ đã rút khỏi hiệp ước này vào năm 2019 sau khi cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết hôm 10/12, Nga không cần “cải thiện học thuyết hạt nhân” mà thay vào đó sẽ tập trung vào việc nâng cấp tên lửa Oreshnik. Trước đó, Nga đã cập nhật học thuyết hạt nhân của mình, theo đó Nga có thể đáp trả một cuộc tấn công vào Nga của một quốc gia không có vũ khí hạt nhân nhưng được một quốc gia có vũ khí hạt nhân hậu thuẫn.
Trong cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc, Phó Thư ký báo chí Sabrina Singh cho biết "Nếu Nga quyết định phóng tên lửa Oreshnik, đó sẽ không phải là bước ngoặt trên chiến trường. Đây chỉ là một nỗ lực nhằm gây thiệt hại và thương vong ở Ukraine". Bà nói thêm, một cuộc tấn công khác sử dụng Oreshnik có thể diễn ra “trong những ngày tới”.
“Với hệ thống vũ khí tiên tiến này, chúng ta có thể loại bỏ nhu cầu sử dụng vũ khí hạt nhân”, Tổng thống Nga Putin cho biết trong bài phát biểu được hãng thông tấn nhà nước Nga Tass đăng tải.
Oreshnik được cho là phiên bản cải tiến của tên lửa đạn đạo tầm trung RS-26 “Rubezh” của Nga, với bộ phận cấu thành từ tên lửa Bulava, được phát triển vào những năm 1990. Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh Oreshnik di chuyển với tốc độ gấp 10 lần tốc độ âm thanh, hay Mach 10. Trong khi đó, các quan chức Ukraine cho biết đây là lần đầu tiên tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được sử dụng trong chiến đấu và đạt tốc độ Mach 11.
Khả năng cơ động giữa chuyến bay ở tốc độ cao của tên lửa đạn đạo tầm trung là yếu tố giúp nó được gắn nhãn “siêu thanh”. Tên lửa siêu thanh không chỉ nổi tiếng vì tốc độ mà còn vì khả năng thực hiện các cuộc tấn công chính xác và đưa đầu đạn đến một vùng lãnh thổ rộng lớn. Oreshnik hoạt động như một tên lửa tái nhập có thể nhắm mục tiêu độc lập (MIRV), nghĩa là nó có thể mang theo một loạt đầu đạn nhắm vào nhiều mục tiêu cụ thể.
Vì vũ khí này là tên lửa tầm trung chứ không phải tên lửa tầm xa nên Nga không bị hạn chế sử dụng theo Hiệp ước New START, hiệp ước đặt ra giới hạn về việc triển khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Nga.
Tổng thống Putin đã ban hành học thuyết hạt nhân mới của Nga vào tháng 11, khi đánh dấu 1.000 ngày chiến tranh với Ukraine. Trong học thuyết được cập nhật, Tổng thống Putin nhấn mạnh sự răn đe của Nga sẽ được thực hiện “chống lại kẻ thù tiềm tàng” và điều này đảm bảo “mọi đối thủ hiểu được rằng sự trả đũa là điều không thể tránh khỏi trong trường hợp xảy ra hành động xâm lược đối với Liên bang Nga và các đồng minh của Nga”.
Bản cập nhật được đưa ra sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây khi tiến hành các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Sau cuộc tấn công của Nga vào Dnipro bằng tên lửa Oreshnik, Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ukraine ước tính rằng Nga có thể sản xuất 25 tên lửa Oreshnik mỗi tháng, tương đương 300 tên lửa mỗi năm. Tuy nhiên, Andrii Kovalenko, giám đốc Trung tâm Chống thông tin sai lệch của Ukraine, đã bác bỏ ước tính này trong một bài đăng trên Telegram. Đồng thời lưu ý việc sản xuất tên lửa công nghệ cao của Nga đã chậm lại đáng kể do các lệnh trừng phạt, Kovalenko nói thêm: "Thông tin này là sự giả mạo có chủ ý với mục đích gieo rắc nỗi sợ hãi trong các nước phương Tây."
Theo hãng tin The Insider của Nga, Tổng thống Putin lưu ý một số cuộc tấn công được thực hiện bằng tên lửa Oreshnik có thể có sức hủy diệt tương đương với vũ khí hạt nhân.
Khi được hỏi việc Nga sử dụng tên lửa Oreshnik có thể thay đổi các quy tắc của chiến tranh hạt nhân hay không, John Erath, giám đốc chính sách cấp cao của Trung tâm Kiểm soát và Phổ biến vũ khí khẳng định “Hoàn toàn không phải vậy”, ông nói. "Họ đã có khả năng đưa vũ khí hạt nhân đến bất cứ nơi nào họ muốn. Tên lửa này có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Nếu nó được phóng về phía Tây Âu, thì đó rõ ràng là mối đe dọa hạt nhân. Bởi vì chúng ta sẽ không biết tên lửa đó mang đầu đạn gì cho đến khi nó phát nổ".
Ông cũng coi việc Tổng thống Nga Putin cập nhật học thuyết hạt nhân là một “chiến thuật đe dọa”.
“Cách Nga cập nhật học thuyết hạt nhân không quá quan trọng”, Erath nói. "Nó được cập nhật để đe dọa, nhưng bản chất của vấn đề vẫn như vậy. Một lần nữa, chúng ta hãy xem xét theo chiến lược chung của Nga là cảnh báo các quốc gia ủng hộ Ukraine rằng họ sẽ phải trả giá đắt nếu tiếp tục ủng hộ Ukraine so với việc nhanh chóng đạt được hòa bình và rút lui".
Trong bài bình luận cho Viện Các lực lượng vũ trang thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI), nghiên cứu viên cấp cao Sidharth Kaushal và giám đốc khoa học quân sự Matthew Savill đã cho biết các nội dung liên quan đến việc Nga sử dụng tên lửa Oreshnik và hậu quả của nó đối với bối cảnh chiến tranh hạt nhân.
Đối với Nga, các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái hàng loạt, sự kết hợp của các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình ngoài sự đáp trả còn là hình thức gây áp lực về mặt chiến thuật, đặc biệt là khi bước vào mùa đông.
"Do đó, việc sử dụng Oreshnik khó có thể thay đổi đáng kể các tính toán của cả hai bên. Điều này làm trầm trọng thêm tình thế tiến thoái lưỡng nan về răn đe đối với Nga trong lĩnh vực quan trọng hơn, đó là sự ổn định chiến lược rộng lớn. Một mặt, các ranh giới đỏ quan trọng chưa bị vượt qua với cả hai bên khi lực lượng NATO chưa trực tiếp triển khai quân ở Ukraine để chống lại Nga và Nga chưa tiến hành một cuộc tấn công quân sự thông thường vào các nước NATO. Và ít nhất một số chuẩn mực đã được duy trì, đó là thông báo trước khi phóng tên lửa của Nga được gửi đến Hoa Kỳ" - Sidharth Kaushal và Matthew Savill cho biết.
TD-MD
{name} - {time}
-
2025-01-19 09:21:00
Nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump - Ý nghĩa đối với Trung Đông và Ukraine
-
2025-01-18 10:09:00
Những dự báo về chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong nhiệm kỳ mới
-
2024-12-12 08:03:00
Mọi thứ chỉ mới bắt đầu ở Syria
Tại sao Israel tấn công Syria?
Kỷ nguyên mới ở Syria và vị thế của Iran
Ai được chỉ định lập chính phủ mới để quản lý giai đoạn chuyển tiếp ở Syria?
Tại sao Syria nhanh chóng sụp đổ?
Cục diện Syria đối với người Mỹ - “Bất chiến tự nhiên thành”
Những đòn đánh của Israel “tình cờ” giúp lật đổ Tổng thống Syria Assad?
Hai cuộc chiến thay đổi vận mệnh Syria
Giải mã các cuộc khủng hoảng chính trị ở châu Âu
30 năm Bản ghi nhớ Budapest và bài học của Ukraine