Liên minh châu Âu cấm hàng hóa được sản xuất bằng lao động cưỡng bức
Nếu một sản phẩm bị cho là được sản xuất bằng cách sử dụng lao động cưỡng bức, sản phẩm đó sẽ không thể bán được ở thị trường EU và các lô hàng sẽ bị chặn tại biên giới EU.
Người dân mua sắm tại siêu thị ở Athens, Hy Lạp. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 23/4, Nghị viện châu Âu (EP) đã phê chuẩn các quy định cấm bán, nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa được sản xuất bằng lao động cưỡng bức.
Theo quy định mới, chính quyền quốc gia trong Liên minh châu Âu hoặc Ủy ban châu Âu (EC) sẽ có thể điều tra các hàng hóa, chuỗi cung ứng và nhà sản xuất đáng ngờ.
Điều tra sơ bộ phải được hoàn tất trong vòng 30 ngày làm việc. Nếu một sản phẩm bị cho là được sản xuất bằng cách sử dụng lao động cưỡng bức, sản phẩm đó sẽ không thể bán được ở thị trường EU và các lô hàng sẽ bị chặn tại biên giới EU.
EP đã thông qua luật trên với đa số 555 phiếu ủng hộ, 6 phiếu chống và 45 phiếu trắng. Văn bản này vẫn cần sự chấp thuận của các nước thành viên trước khi có hiệu lực. Các nước EU sẽ phải bắt đầu áp dụng luật trong vòng 3 năm.
Trước đó, Mỹ đã ban hành đạo luật tương tự vào năm 2021 để bảo vệ thị trường của mình khỏi các sản phẩm có liên quan đến lao động cưỡng bức./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-11-22 15:34:00
Chính phủ Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
-
2024-11-22 14:18:00
Hàn Quốc lập đơn vị đa miền mới chuẩn bị khả năng xảy ra chiến tranh
-
2024-04-24 08:02:00
Hội nghị quốc tế về an ninh tại thành phố St. Petersburg của Nga
Xét xử tranh chấp giữa Moderna và Pfizer về bằng sáng chế vaccine COVID-19
Hành động để mùa hè luôn tươi đẹp
Mỹ: Bồi thẩm đoàn tham gia phiên xét xử cựu Tổng thống D.Trump
Nga và Azerbaijan sẽ sớm khởi động dự án mới trong khuôn khổ hành lang Bắc-Nam
Hàn Quốc, Mỹ tổ chức vòng đàm phán đầu tiên về chia sẻ chi phí quốc phòng
Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh
Thế chiến thứ III có thể diễn ra do cạnh tranh Mỹ-NATO-EU
Chính phủ Hàn Quốc kêu gọi cộng đồng y tế tham gia tiến trình cải cách
Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc-Nam