11:55 26/05/2025 GMT+7
(Baothanhhoa.vn) - Sáng 26/5, dưới sự chủ trì của các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Lê Tiến Lam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Quang Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013.

Lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Sáng 26/5, dưới sự chủ trì của các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Lê Tiến Lam, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Quang Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013.

Lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Toàn cảnh hội nghị.

Dự hội nghị có các đồng chí: Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ; Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban của Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng các ban của HĐND tỉnh; các đồng chí nguyên phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị và các huyện, thị xã, thành phố.

Lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị.

Hiến pháp năm 2013 là hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện, đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế. Sau hơn 11 năm triển khai thi hành, các quy định của Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện vai trò to lớn trong xây dựng và phát triển đất nước, tạo cơ sở hiến định quan trọng cho việc kiện toàn tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các quy định của Hiến pháp và pháp luật liên quan đến MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phương vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước.

Lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Các đại biểu dự hội nghị.

Trong bối cảnh Đảng ta đã chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị bảo đảm yêu cầu tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trong thời điểm hiện nay là cần thiết, tạo cơ sở hiến định cho việc thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy.

Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 tập trung vào các nhóm nội dung quan trọng liên quan đến MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; các quy định thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; quy định chuyển tiếp để bảo đảm chính quyền địa phương hoạt động thông suốt, phù hợp với lộ trình thực hiện sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, không tổ chức cấp huyện.

Lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Lê Tiến Lam phát biểu tại hội nghị.

Tại hội nghị, với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm, các đại biểu đều đồng tình, thống nhất cao về sự cần thiết của việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đồng thời khẳng định, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là quyết sách đúng đắn, thể hiện tầm nhìn chiến lược và quyết tâm đổi mới mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện chủ trương tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức trong sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.

Lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Quang Hải trình bày tóm tắt dự thảo Nghị quyết.

Các đại biểu cũng đề nghị Ban soạn thảo xem xét, cân nhắc lại một số nội dung trong dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013. Trong đó, nhiều ý kiến đề nghị, tại khoản 2 Điều 115 của Hiến pháp năm 2013 cần giữ nguyên quyền chất vấn của đại biểu HĐND đối với Chánh án Toà án Nhân dân và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân, vì đây là một trong những cơ chế để thực hiện kiểm soát quyền lực Nhà nước và trong thực tiễn khi thực hiện nội dung này cũng chưa phát sinh khó khăn, vướng mắc.

Lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Các đại biểu tham gia góp ý vào dự thảo Nghị quyết.

Rà soát, xem xét một số nội dung trong các khoản tại Điều 9 (sửa đổi, bổ sung) về mối quan hệ giữa Công đoàn Việt Nam và MTTQ Việt Nam đã quy định tại Điều 9 thì không lặp lại tại Điều 10.

Đối với khoản 3 Điều 110, cần quy định, xác lập rõ các đơn vị hành chính trong Hiến pháp sửa đổi; đồng thời, đề nghị giữ nguyên nội dung lấy ý kiến Nhân dân khi thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính tại khoản 2 Điều 110 Hiến pháp hiện hành, để đảm bảo tính dân chủ, quyền làm chủ của Nhân dân.

Đề nghị Quốc hội xem xét, cân nhắc thay cụm từ “các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” bằng cụm từ “đơn vị hành chính cấp cơ sở” để bao gồm cả xã, phường, đặc khu hoặc những đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt khác có thể phát sinh sau này...

Lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh cho rằng: Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp ở phạm vi nào, quy mô nào, thời điểm nào cũng là một công việc hết sức hệ trọng của đất nước. Hiến pháp là đạo luật gốc, và căn cứ vào Hiến pháp các văn bản pháp luật khác phải tuân theo, phải cụ thể hoá để điều chỉnh trên các ngành, lĩnh vực, trên mọi mặt của đời sống xã hội.

Việc sửa đổi Hiến pháp lần này không chỉ nhằm xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, mà còn tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng không gian phát triển cho các ngành, địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.

Lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Các đại biểu dự hội nghị.

Theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp phải được lấy ý kiến một cách rộng rãi, khách quan, với sự tham gia tích cực, đồng bộ của các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học... Đến thời điểm này tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức nhiều hội nghị của các ngành, MTTQ và các huyện, thị xã, thành phố đối với dự thảo Nghị quyết.

Đồng chí đánh giá cao sự tích cực nghiên cứu, nghiêm túc góp ý, thể hiện tinh thần trách nhiệm và tâm huyết rất cao của các đại biểu đối với những công việc hệ trọng của đất nước.

Về cơ bản, các đại biểu đều thể hiện sự đồng tình, thống nhất rất cao về sự cần thiết phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp là cần thiết, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện một cuộc cách mạng tổ chức bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kiện toàn HĐND, UBND nhiệm kỳ 2021-2026 đáp ứng yêu cầu thực tiễn khi không còn hành chính cấp huyện, phù hợp với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Để tiếp tục hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân theo đúng Kế hoạch của Trung ương, của Tỉnh ủy, thay mặt Thường trực HĐND tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lại Thế Nguyên đề nghị Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tuyên truyền, vận động Nhân dân, cán bộ, đảng viên, các chuyên gia, nhà khoa học và toàn hệ thống chính trị ở mỗi địa phương nâng cao nhận thức, tích cực, trách nhiệm trong việc tham góp ý vào dự thảo Nghị quyết, đặc biệt triển khai thực hiện trên ứng dụng VneID để cho đông đảo Nhân dân tham gia góp ý.

Sau hội nghị này, các đại biểu tiếp tục nghiên cứu, nếu còn ý kiến góp ý thêm vào dự thảo Nghị quyết thì gửi về Thường trực HĐND tỉnh để tập hợp. Bên cạnh đó, các ban của HĐND tỉnh, Thường trực HĐND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp ở địa phương mình và cũng gửi báo cáo về Thường trực HĐND tỉnh trước ngày 29/5/2025, để Thường trực HĐND tỉnh tập hợp báo cáo Ủy ban sửa đổi Hiến pháp năm 2013.

Quốc Hương

Tin liên quan:
  • Lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
    Gần 4.000 tin, bài đăng trên các cơ quan báo chí về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

    Ngày 25/5, Tổ công tác của Bộ Tư pháp về nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 có buổi làm việc để thảo luận về những vấn đề lớn tại Đề cương Dự thảo Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.


Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]