(Baothanhhoa.vn) - Năm 2024, chủ đề Ngày Quyền của người tiêu dùng được lựa chọn với thông điệp “Thông tin minh bạch, tiêu dùng an toàn”. Cùng với nhấn mạnh đến ý nghĩa, tầm quan trọng của thông tin đối với sự an toàn của người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn, thanh toán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, thông điệp này còn gửi gắm tới người tiêu dùng việc nâng cao nhận thức khi lựa chọn sản phẩm trong hành vi mua sắm.

Lan tỏa thông điệp về bảo vệ người tiêu dùng

Năm 2024, chủ đề Ngày Quyền của người tiêu dùng được lựa chọn với thông điệp “Thông tin minh bạch, tiêu dùng an toàn”. Cùng với nhấn mạnh đến ý nghĩa, tầm quan trọng của thông tin đối với sự an toàn của người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn, thanh toán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ, thông điệp này còn gửi gắm tới người tiêu dùng việc nâng cao nhận thức khi lựa chọn sản phẩm trong hành vi mua sắm.

Lan tỏa thông điệp về bảo vệ người tiêu dùng

Người tiêu dùng có quyền được lựa chọn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh theo nhu cầu, điều kiện thực tế.

Mỗi tuần, chị Phạm Thị Thanh Mai, trú tại Phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa đều dành thời gian tới lựa chọn thực phẩm cho cả gia đình tại Siêu thị Go! Thanh Hóa. Chị Mai chia sẻ: “Từ rất lâu rồi, gia đình tôi đã hình thành thói quen mua thực phẩm, từ thịt, cá, rau xanh, trái cây tại siêu thị. Mua sắm tại đây, tôi có thể kiểm tra được nguồn gốc xuất xứ từng sản phẩm, rồi hạn sử dụng hàng hóa... nên yên tâm khi sử dụng”.

Lan tỏa thông điệp về bảo vệ người tiêu dùng

Khách hàng lựa chọn thực phẩm tươi sống tại Siêu thị Go ! Thanh Hóa.

Theo đại diện Siêu thị Go! Thanh Hóa, tất cả các sản phẩm phân phối trong chuỗi siêu thị đều tuân theo các tiêu chuẩn, quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm. Các loại hàng hóa đều sắp xếp, kiểm tra hạn sử dụng thường xuyên. Hàng hóa tươi sống được bán, thu hồi theo đúng quy định nhằm bảo đảm an toàn và chất lượng thực phẩm cho người tiêu dùng.

Lan tỏa thông điệp về bảo vệ người tiêu dùng

Khách hàng tìm hiểu sản phẩm trầm hương tại Trung tâm bán lẻ TRAMEXCO (TP Thanh Hóa).

Còn tại Trung tâm bán lẻ TRAMEXCO (TP Thanh Hóa), đơn vị hiện đang phân phối cửa hàng nội địa Nhật Bản mang thương hiệu SAKUKO, rượu và các chế phẩm từ sâm Ngọc Linh như sâm ngâm mật ong, dịch chiết sâm, trà sâm, trầm sấy khô, nước uống đóng lon... Để mang tới những sản phẩm hàng hóa chất lượng tốt cho người tiêu dùng, tiêu chuẩn sản xuất, xuất xứ hàng hóa được đơn vị đặc biệt chú trọng. Với hàng Nhật nội địa đều được nhập khẩu 100%. Các sản phẩm từ sâm, trầm đều được đơn vị nhập khẩu trực tiếp của Trường Sinh Group tại tỉnh Gia Lai, có đầy đủ các chứng nhận hàng hóa để khách hàng kiểm chứng, yên tâm khi lựa chọn sản phẩm.

Lan tỏa thông điệp về bảo vệ người tiêu dùng

Anh Đoàn Hoài Nam, Quản lý Trung tâm bán lẻ TRAMEXCO cho biết: “Nhận thức trách nhiệm của doanh nghiệp (DN) đối với người tiêu dùng, cùng với phân phối sản phẩm, chúng tôi cũng đã thiết lập các kênh tương tác đa chiều để tiếp nhận ý kiến phản hồi, góp ý về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng. Thông qua các kênh như hotline, zalo, fanpage, app... khách hàng từ mọi nơi đều có thể đặt hàng, đồng thời thông tin, trao đổi, góp ý, tư vấn về sử dụng sản phẩm”.

Lan tỏa thông điệp về bảo vệ người tiêu dùng

Trưởng phòng Kinh tế, UBND TP Thanh Hóa Lê Minh Tuấn phát biểu tại lễ phát động Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Ông Lê Minh Tuấn, Trưởng phòng Kinh tế, UBND TP Thanh Hóa, chia sẻ: “Là địa bàn trung tâm của cả tỉnh nên các hoạt động giao thương trên địa bàn TP Thanh Hóa luôn diễn ra rất sôi động. Tuy nhiên, do trình độ, nhận thức trong kinh doanh của một bộ phận DN, tiểu thương còn hạn chế nên quyền lợi của người tiêu dùng vẫn còn bị xâm phạm. Thời gian tới, UBND TP Thanh Hóa sẽ tiếp tục đồng hành với các đơn vị chức năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật sâu rộng, đa dạng hình thức tới người tiêu dùng và các cá nhân, DN trên địa bàn; đồng thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt cơ chế phối hợp nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng”.

Trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bên cạnh vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước, bản thân DN và người tiêu dùng chính là chủ thể quan trọng và giữ vai trò quyết định. DN cần nhận thức rằng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng là cơ sở để phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững. Do đó, phía DN sản xuất, cung ứng, phân phối hàng hóa cần cung cấp thông tin chính xác, kịp thời để người tiêu dùng có thể đưa ra các quyết định đúng và an toàn.

Về phía người tiêu dùng, cần có ý thức tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình; cẩn trọng trong quá trình lựa chọn, thanh toán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ. Đặc biệt, người tiêu dùng cần mạnh dạn lên tiếng đề xuất, khiếu nại khi gặp vấn đề bị xâm hại quyền lợi để tham gia góp phần phát hiện, xử lý và xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh.

Theo Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam

Ngày 20/6/2023, Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với việc tăng thêm quyền cho người tiêu dùng, gắn chặt với bảo đảm môi trường kinh doanh, bảo vệ lợi ích của người sản xuất, phân phối hàng hóa.

Lan tỏa thông điệp về bảo vệ người tiêu dùng

Chuẩn bị diễu hành phát động hưởng ứng Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam năm 2024 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của các ngành chức năng, các tổ chức, cá nhân và DN, kỳ vọng sẽ tạo lan tỏa những hành động thiết thực góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hướng đến xây dựng một môi trường tiêu dùng lành mạnh, một nền kinh tế cạnh tranh minh bạch và hiệu quả.

Tùng Lâm


Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]