(Baothanhhoa.vn) - Tự bao đời nay, tỉnh Thanh Hóa được biết đến là một trong những “thủ phủ” tre, luồng của cả nước. Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế ấy, cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời của các cấp, các ngành thì chính sự nỗ lực, ý chí quyết tâm “vượt khó” của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến đã và đang góp phần nâng tầm vị thế, phát triển sản xuất, kinh doanh tre, luồng trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Tre xanh xanh tự bao giờ?”

Tự bao đời nay, tỉnh Thanh Hóa được biết đến là một trong những “thủ phủ” tre, luồng của cả nước. Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế ấy, cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời của các cấp, các ngành thì chính sự nỗ lực, ý chí quyết tâm “vượt khó” của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến đã và đang góp phần nâng tầm vị thế, phát triển sản xuất, kinh doanh tre, luồng trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững.

“Tre xanh xanh tự bao giờ?”

Các sản phẩm từ tre, luồng do Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Bamboo Vina (thôn Đông Ninh, xã Yến Sơn, Hà Trung) sản xuất.

Thanh Hóa được xem là một trong những “thủ phủ” tre, luồng của cả nước. Tính đến nay, toàn tỉnh có trên 128 nghìn ha tre, luồng, chủ yếu tập trung tại các huyện miền núi. Trong đó, luồng chiếm phần lớn diện tích (60,9%), nứa chiếm 22,7%, vầu chiếm 6,8%, còn lại 9,6% là các loài tre, nứa khác. Sản lượng khai thác hàng năm đạt khoảng 60 triệu cây luồng và 80 nghìn tấn nguyên liệu giấy ngoài gỗ, phục vụ xuất khẩu và chế biến, sản phẩm chủ yếu là đồ mỹ nghệ, đũa, tăm, nan, than hoạt tính, bột giấy, vàng mã... Giá trị sản xuất (giá so sánh năm 2010) năm 2020 ước đạt 571 tỷ đồng, chiếm 28,2% giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp. Giá trị xuất khẩu sản phẩm từ tre, luồng bình quân 2,17 triệu USD; giải quyết việc làm cho 102 nghìn lao động, chiếm 40,8% lao động trong ngành lâm nghiệp, mức thu nhập bình quân hàng năm đạt 7 - 9 triệu đồng/ha. Để có được kết quả nêu trên, cùng với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, kịp thời của các cấp, các ngành thì chính sự nỗ lực, ý chí quyết tâm “vượt khó” của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến đã và đang góp phần nâng tầm vị thế, phát triển sản xuất, kinh doanh tre, luồng trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững.

Về xã Tân Thành, huyện Thường Xuân, hỏi chuyện về gia đình anh Lê Xuân Hà - Hà “điên” và Nông trại Hón Mũ, ai ai cũng nhiệt tình chỉ dẫn. Người xởi lởi đi ngang qua còn vui vẻ góp chuyện: “Nhà Hà “điên” ở nhà tre, làm thìa, ống hút bằng tre chứ chi?”. Dường như, mọi hoạt động của gia đình họ đã mặc nhiên gắn liền với hình ảnh thân thuộc, gần gũi - cây tre. Từ cơ duyên ban đầu đưa gia đình anh Hà đến với việc sản xuất ống hút tre và quyết định thành lập Công ty TNHH Vibabo vào ngày 8-11-2018 trên cơ sở tách biệt mảng sản xuất, kinh doanh của Nông trại Hón Mũ với phần còn lại là nông trại thuận tự nhiên là cả một câu chuyện dài, không ít gian nan, thử thách nhưng cũng không kém phần thú vị.

Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, giảm chi phí nhưng đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực sản xuất, gia đình anh Hà tập trung nghiên cứu, chế tạo, mua sắm máy móc để thay thế cho các công đoạn thủ công trước đây như: Máy cắt ống hút, máy đánh bóng bề mặt ống hút, nồi luộc, hấp, lò sấy... Chuẩn bị nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ sản xuất và không tác động xấu đến môi trường, công ty thu mua tre, nứa từ các hộ dân trong vùng và các huyện lân cận; đồng thời vận động người dân vừa khai thác, vừa trồng cây mới. Mỗi bước tiến về mẫu mã, quy cách, chất lượng sản phẩm đều là thành quả của tâm huyết, nỗ lực, sự kiên trì, sức sáng tạo, đoàn kết của các thành viên trong gia đình. Nhờ việc ứng dụng máy móc vào sản xuất, sản phẩm ống hút từ tre, nứa của gia đình anh Hà ngày càng được thị trường ưa chuộng. Không chỉ chú trọng sản xuất, công ty chú trọng truyền thông, quảng bá sản phẩm, tích cực tham gia hội chợ, triển lãm, xúc tiến thương mại. Đặc biệt, công ty mạnh dạn đăng ký tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Qua nhiều lần thẩm định, đánh giá, sản phẩm ống hút tre của công ty đã đạt tiêu chuẩn OCOP hạng 4 sao.

Từ một loại ống hút ban đầu, đến nay, xưởng sản xuất của anh Hà đã chế tạo 4 dòng sản phẩm ống hút tre, nứa VST1, VST2, VST3, VST4 với các kích cỡ khác nhau phục vụ cho các nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng như: Ống hút dòng vip, ống hút sinh tố dòng tiêu chuẩn, ống hút trà sữa, ống hút cafe, ống hút cho trẻ em... Sau hơn 3 năm, giờ đây những sản phẩm ống hút từ tre, nứa của Công ty đã có mặt ở nhiều nơi trên cả nước như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh... Thông qua một số đại lý trung gian, các sản phẩm ống hút từ tre, nứa của anh Hà đã được tiêu thụ tại các thị trường khó tính như: Pháp, Đức, Nhật Bản... Năm 2019, doanh thu của công ty đạt khoảng 4 tỷ đồng. Bước sang năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, doanh thu của công ty đạt khoảng 500 triệu đồng với tổng sản lượng khoảng 1 triệu ống hút các loại. Công ty giải quyết việc làm cho 12 lao động thời vụ, chủ yếu là người dân địa phương với mức thu nhập dao động từ 6 - 10 triệu đồng/người. Hướng tới phát triển sản xuất, kinh doanh tre, luồng theo hướng bền vững, công ty là một trong những thành viên tham gia Dự án “Phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị nghêu và tre Việt Nam” do liên minh châu Âu (EU), Oxfam và đối tác đồng tài trợ.

“Tre xanh xanh tự bao giờ?”

Khu xưởng sản xuất các sản phẩm từ tre, luồng của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Bamboo Vina (thôn Đông Ninh, xã Yến Sơn, Hà Trung).

Cũng giống như gia đình anh Hà, xuất phát từ niềm đam mê với các sản phẩm từ tre, luồng; mong muốn phát triển hơn nữa hoạt động sản xuất, kinh doanh tre, luồng vốn là tiềm năng, thế mạnh của tỉnh nhà, mang lại thu nhập cao cho bản thân và cộng đồng, vợ chồng anh Cường, chị Luật mạnh dạn huy động nguồn lực, đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị, tuyển dụng lao động... thành lập Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Bamboo Vina (thôn Đông Ninh, xã Yến Sơn, Hà Trung). Tổng kinh phí đầu tư khoảng 20 tỷ với tổng diện tích khoảng 10.000m2, trong đó diện tích nhà xưởng khoảng 3.000m2. Nhìn lại chặng đường đã qua với bao gian nan, vất vả, chị Hoàng Thị Luật chia sẻ: “Trong các cuộc hội thảo về phát triển sản xuất, kinh doanh tre, luồng, chúng tôi nhận thấy có rất ít các đơn vị trên địa bàn tỉnh tham gia vào lĩnh vực này theo hướng chế biến sâu. Vì thế nên mặc dù tỉnh Thanh Hóa được đánh giá là có nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng hiệu quả kinh tế không cao”.

Bởi vậy, ngay từ khi thành lập, công ty xác định tập trung vào chế biến sâu, sản xuất các sản phẩm đồ gia dụng từ tre, luồng. Chị Luật kể: “Nghe nói chỗ nào có người làm về tre, luồng thủ công, mỹ nghệ, bất kể xa hay gần, chúng tôi đến tận nơi xin được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm. Tự trau dồi kiến thức, hoàn thiện bản thân từng ngày như thế, chúng tôi chấp nhận kéo dài quá trình chuẩn bị vận hành sản xuất, tốn kém thời gian, công sức, tiền bạc để mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng nhất”. Các sản phẩm của công ty tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất khép kín; sơn phủ, keo ép đảm bảo mức độ an toàn với sức khỏe người tiêu dùng, có hệ thống xử lý rác thải theo hướng bền vững. Đến nay, sau 5 năm đi vào hoạt động, công ty tiêu thụ từ 100 - 150 tấn nguyên liệu thô/tháng, doanh thu khoảng từ 800 - 1 tỷ đồng/tháng. Công ty có 40 công nhân với thu nhập bình quân từ 4 - 10 triệu đồng/tháng, chủ yếu là lao động địa phương. Sản phẩm của công ty không chỉ tiêu thụ trong nước mà qua các đầu mối trung gian xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Thời gian tới, bên cạnh việc tiếp tục ổn định sản xuất, đẩy mạnh quảng bá sản phẩm, công ty chú trọng mở rộng thị trường xuất khẩu; tìm hiểu quy trình tham gia chương trình OCOP.

Mặc dù đạt được những kết quả đáng ghi nhận nhưng trên thực tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh và giá trị kinh tế mà cây tre, luồng mang lại còn nhiều hạn chế so với tiềm năng, lợi thế, chưa đáp ứng được mong mỏi, kỳ vọng của người dân. Kế hoạch phát triển tre, luồng Thanh Hóa giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030 xác định mục tiêu phát triển và quản lý bền vững tre luồng, đẩy mạnh sản xuất chế biến công nghiệp và mở rộng thị trường sản phẩm gắn với nâng cao chuỗi giá trị gia tăng cho ngành tre luồng và đời sống người dân vùng trồng tre luồng tại Thanh Hóa. Mục tiêu, đến năm 2030, sẽ nâng sản lượng khai thác đạt 76 triệu cây/năm, hình thành 10 nhà máy sản xuất tre luồng có công suất bình quân 70.000 tấn/năm; tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động với mức thu nhập khoảng 18 triệu đồng/người/tháng... Để hiện thực hóa mục tiêu ấy, các ngành và các địa phương cần tập trung thực hiện tốt các chính sách liên quan đến phát triển tre, luồng; đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh phát triển tre, luồng và các sản phẩm từ tre, luồng của tỉnh; tăng cường hợp tác quốc tế, thiết lập và phát triển quan hệ với các cơ quan, các tổ chức quốc tế kêu gọi hỗ trợ, hợp tác, nâng cao giá trị tre, luồng...

Bài và ảnh: Hương Thảo


Bài và ảnh: Hương Thảo

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]