(Baothanhhoa.vn) - Ngày 24-3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc với các doanh nghiệp nhà nước về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội”.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 24-3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc với các doanh nghiệp nhà nước về “Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội”.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội

Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu Thanh Hóa.

Cùng dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Lê Văn Thành; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương liên quan và hơn 40 tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì tại điểm cầu Thanh Hóa. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan; 9 huyện, thị xã, thành phố có doanh nghiệp nhà nước lớn đang hoạt động và các doanh nghiệp có vốn nhà nước…

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội

Ảnh chụp màn hình tại điểm cầu Chính phủ.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định vai trò to lớn của các doanh nghiệp Nhà nước trong ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ. Qua thực tế, không thể phủ nhận được những đóng góp của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã đầu tư phát triển các lĩnh vực thiết yếu, then chốt, quan trọng mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư.

Thủ tướng nhấn mạnh, quan điểm của Đảng, Nhà nước là coi trọng sự phát triển của các doanh nghiệp Nhà nước. Hiến pháp và nhiều văn bản luật cũng đã nêu rõ vấn đề này, coi doanh nghiệp Nhà nước là công cụ để dẫn dắt các thành phần kinh tế khác.

Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian qua, đồng thời yêu cầu các đại biểu phân tích nguyên nhân, tìm ra các giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội

Các đại biểu tại điểm cầu Thanh Hóa.

Theo báo cáo từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết năm 2020 Việt Nam còn khoảng gần 500 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và gần 200 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn đang tập trung hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực quan trọng như: Quốc phòng - an ninh (chiếm khoảng 17%); Nông - lâm nghiệp và công trình thủy lợi (40%); Hoạt động xổ số (13%); Hoạt động công ích như đô thị, chiếu sáng, cấp thoát nước... (14%); Hoạt động trong các ngành, lĩnh vực khác kết hợp mục tiêu sản xuất, kinh doanh (16%). Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn chủ yếu hoạt động trong các ngành: Nông - lâm nghiệp, kết cấu hạ tầng cảng biển, giao thông và sản xuất, kinh doanh (bất động sản, du lịch, vật liệu xây dựng...), hoạt động công ích.

Hiện nay nếu loại trừ các doanh nghiệp quốc phòng - an ninh và nông - lâm nghiệp thì chỉ còn 94 doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, gồm: 9 tập đoàn kinh tế; 67 tổng công ty Nhà nước, 18 công ty hoạt động theo mô hình nhóm công ty mẹ - công ty con. Tuy chỉ chiếm hơn 10% về số lượng doanh nghiệp Nhà nước nhưng khối công ty mẹ là các tập đoàn - tổng công ty quy mô lớn lại nắm giữ khoảng 90% tổng tài sản, 88% tổng doanh thu và 86% lợi nhuận trước thuế của toàn bộ doanh nghiệp Nhà nước trên phạm vi toàn quốc.

Trong giai đoạn 2016-2020, doanh nghiệp Nhà nước đang nắm giữ nguồn lực lớn về vốn, tài sản, công nghệ, nhân lực chất lượng cao, tạo nguồn doanh thu và thu ngân sách đáng kể. Chỉ riêng các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước đang nắm giữ, mặc dù chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong nền kinh tế (khoảng 0,08% số doanh nghiệp hoạt động tại thời điểm 31-12-2020) nhưng lại nắm giữ nguồn lực lớn của nền kinh tế, chiếm khoảng 7% tổng tài sản và 10% vốn chủ sở hữu của toàn bộ doanh nghiệp trên thị trường.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội

Tham luận của lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Ảnh chụp màn hình).

Các tham luận, ý kiến tại hội nghị đã nêu bật vai trò quan trọng của doanh nghiệp Nhà nước. Đồng thời chỉ ra những hạn chế, tồn tại để có hướng đổi mới, khắc phục.

Đầu tiên là vai trò dẫn dắt, tạo động lực, mở đường, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác chưa được phát huy rõ nét; hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước chưa tương xứng với tiềm lực nắm giữ, năng lực cạnh tranh còn hạn chế. Khả năng đổi mới, sáng tạo, nhất là tại các tập đoàn, tổng công ty vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu là lực lượng nòng cốt của nền kinh tế.

Thời gian qua việc tái cơ cấu toàn diện doanh nghiệp Nhà nước vẫn còn hình thức, việc thực hiện các dự án đầu tư mới không được thúc đẩy…

Tại tỉnh Thanh Hóa, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động tại Quyết định số 5071/QĐ-UBND, ngày 27-12-2017, Quyết định số 2804/QĐ-UBND, ngày 16-7-2020 và Công văn số 31/UBND-THKH, ngày 4-1-2021, trong đó xác định cụ thể các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, ngành trên các lĩnh vực tổ chức triển khai thực hiện cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Trong giai đoạn 2017-2021 tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành sắp xếp chuyển đổi 3 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp sang mô hình Công ty TNHH hai thành viên và thoái vốn Nhà nước thành công tại 3 doanh nghiệp.

Đến nay, tỉnh Thanh Hóa đang quản lý 7 doanh nghiệp Nhà nước, trong đó có 5 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và 2 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội

Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu Thanh Hóa

Nhìn chung, các doanh nghiệp sau khi sắp xếp, chuyển đổi và thoái vốn đã đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao trình độ quản lý cũng như chủ động trong việc đầu tư sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm thị trường... Vì vậy, sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn, nộp ngân sách và thu nhập của người lao động được nâng lên.

Năm 2021 tổng doanh thu của các doanh nghiệp nhà nước do UBND tỉnh quản lý đạt 1.018 tỷ đồng (bằng 109% so với kế hoạch), tăng 14% so với năm 2017; lợi nhuận trước thuế đạt 60 tỷ đồng (bằng 144% so với kế hoạch), tăng 67% so với năm 2017; tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu là 1,64% (bằng 144% so với kế hoạch), tăng 67% so với năm 2017; thuế và các khoản phát sinh phải nộp ngân sách nhà nước đạt 86 tỷ đồng (bằng 101% so với kế hoạch), tăng 68% so với năm 2017.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ: Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước được Đảng, Nhà nước rất quan tâm và được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành trong việc triển khai các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, của các địa phương và của doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, doanh nghiệp nhà nước luôn đồng hành và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Đặc biệt, trong giai đoạn đổi mới phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN với nền kinh tế nhiều thành phần, doanh nghiệp nhà nước luôn giữ vững vai trò quan trọng, then chốt và là lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.

Tuy nhiên, khu vực doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa thể hiện tốt vị thế, chưa phát huy được lợi thế về nắm giữ nguồn lực trong thực hiện sứ mệnh của mình. Để thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước phát triển bền vững, phát huy được thế mạnh, tiềm năng của mình, thực sự là “lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước”, Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ, "rất cần nhận diện những điểm nghẽn trong cơ chế, chính sách đối với khu vực doanh nghiệp này, những vướng mắc, hạn chế trong chính doanh nghiệp để từ đó đưa ra các định hướng, giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới.

Trên cơ sở các ý kiến thảo luận, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ ngành Trung ương liên quan, các địa phương và chính các doanh nghiệp nhà nước triển khai hàng loạt các giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Ngay sau hội nghị, Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết với các nhiệm vụ và giải pháp để thúc đẩy đổi mới, nâng cao hiệu quả nhằm huy động nguồn lực của doanh nghiệp nhà nước trong trong phát triển kinh tế -xã hội.

Lê Đồng


Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]