(Baothanhhoa.vn) - Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có hiệu lực từ 1-1-2018. Đây được coi như một “làn gió” mang theo nhiều kỳ vọng đối với cộng đồng doanh nghiệp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Sản xuất đũa xuất khẩu tại Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Năm Anh, xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy).

Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) có hiệu lực từ 1-1-2018. Đây được coi như một “làn gió” mang theo nhiều kỳ vọng đối với cộng đồng doanh nghiệp.

DNNVV sẽ được hưởng hỗ trợ của Nhà nước trong tiếp cận tín dụng, chính sách thuế, kế toán, mặt bằng sản xuất, công nghệ; hỗ trợ cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung, mở rộng thị trường; thông tin tư vấn pháp lý, phát triển nguồn nhân lực. Ngoài chính sách hỗ trợ cơ bản nêu trên, Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ trọng tâm đối với DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh; DNNVV khởi nghiệp sáng tạo; DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm triển khai thi hành luật trên địa bàn tỉnh, hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần quan tâm tháo gỡ để các điều khoản hỗ trợ của luật có giá trị thiết thực đối với hoạt động của các doanh nghiệp.

Được biết, sau khi Luật Hỗ trợ DNNVV có hiệu lực, cùng với Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức, triển khai hiệu quả Luật Hỗ trợ DNNVV, tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu các ngành, các địa phương vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách, nhất là Nghị quyết số 29/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, triển khai hỗ trợ mặt bằng sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp. Đến nay, đã có 9 doanh nghiệp và 3 làng nghề được hỗ trợ tiền thuê đất, hỗ trợ phát triển làng nghề với tổng kinh phí là 44,9 tỷ đồng. Ngoài hỗ trợ tiền thuê đất, hỗ trợ làng nghề, tỉnh Thanh Hóa còn triển khai cung cấp miễn phí phần mềm kế toán cho gần 400 doanh nghiệp thành lập mới. Bồi dưỡng đào tạo kỹ năng quản trị doanh nghiệp cho gần 19 nghìn lượt người trong năm 2018. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tỉnh Thanh Hóa cũng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng cường cho vay đối với DNNVV. Đến nay, đã có hàng nghìn lượt doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng với dư nợ hàng chục nghìn tỷ đồng, tạo điều kiện về nguồn vốn để các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Đại diện Công ty CP Thiết bị điện Lam Sơn, chia sẻ: Khi có Luật Hỗ trợ DNNVV, các ngân hàng cũng đã nới lỏng chính sách cho vay. Thủ tục thực hiện vay vốn được cán bộ tín dụng hướng dẫn ngày càng chi tiết, nhanh gọn hơn, loại bỏ các thủ tục không cần thiết, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất.

Tuy nhiên, xét về mức độ tổng thể, khái quát các lĩnh vực ưu đãi của Luật Hỗ trợ DNNVV, các doanh nghiệp vẫn chưa được thụ hưởng nhiều chính sách hỗ trợ, nhất là hỗ trợ mặt bằng sản xuất, giảm thuế, phí, tiền thuê đất, đổi mới công nghệ, tư vấn pháp lý... Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có tham gia các chuỗi giá trị sản xuất. Với việc “nới lỏng” chính sách tín dụng mới chỉ được thực hiện đối với hình thức cho vay thương mại, còn hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi thì vẫn khá chặt chẽ khiến doanh nghiệp khó tiếp cận. Nguyên nhân là do hành lang pháp lý hướng dẫn thực hiện các quy định của luật chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, nguồn ngân sách để thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp còn hạn hẹp so với nhu cầu.

Được biết, ngày 6-10-2018, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 174/KH-UBND về việc thực hiện Luật Hỗ trợ DNNVV, Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức triển khai thực hiện Luật Hỗ trợ DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Theo đó, tỉnh chủ trương triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung hỗ trợ DNNVV, đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNNVV trên địa bàn tỉnh; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, ổn định để DNNVV hoạt động, phát triển và đóng góp ngày càng cao vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 13 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có hơn 90% là DNNVV. Do hạn chế về vốn, năng lực quản lý nên các doanh nghiệp ít có cơ hội tiếp cận nguồn vốn tín dụng, đất đai để mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Trong thời gian tới, các ban, ngành, địa phương cần tập trung tuyên truyền, phổ biến Luật Hỗ trợ DNNVV và các văn bản pháp luật liên quan. Đồng thời vào cuộc thực sự trong công tác hỗ trợ cải cách hành chính và các thủ tục tiếp cận đất, vốn tín dụng cho DNNVV; hoàn thiện mô hình tổ chức, cơ chế vận hành của Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV tỉnh Thanh Hóa. Thực hiện cân đối nguồn vốn thực thi các chương trình, chính sách hỗ trợ DNNVV, nhất là với đối tượng DNNVV khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]