(Baothanhhoa.vn) - Từ năm 2016 đến nay, hàng năm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 3.000 doanh nghiệp (DN) mới thành lập. Cùng với việc ban hành, thực thi các chính sách về đào tạo khởi sự DN, tỉnh đã tạo nhiều thuận lợi trong cải cách thủ tục hành chính, tiếp cận đất, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch cho DN khởi nghiệp gia nhập thị trường. Tuy nhiên, các DN khởi nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn - điều kiện tiên quyết quyết định đến khả năng đầu tư và phát triển của DN.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Từ năm 2016 đến nay, hàng năm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 3.000 doanh nghiệp (DN) mới thành lập. Cùng với việc ban hành, thực thi các chính sách về đào tạo khởi sự DN, tỉnh đã tạo nhiều thuận lợi trong cải cách thủ tục hành chính, tiếp cận đất, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch cho DN khởi nghiệp gia nhập thị trường. Tuy nhiên, các DN khởi nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn - điều kiện tiên quyết quyết định đến khả năng đầu tư và phát triển của DN.

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Mô hình khởi nghiệp chăn nuôi gà tại xã Giao Thiện (Lang Chánh).

Để tạo động lực, “bệ đỡ” về tín dụng cho các DN khởi nghiệp, tỉnh Thanh Hóa cũng đã dành nguồn vốn để ban hành và thực thi Đề án chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Sau 3 năm triển khai chương trình này, Tỉnh đoàn đã phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa tổ chức thực hiện tại 14 đơn vị cấp huyện, với số tiền cho vay đạt 10,2 tỷ đồng. Tháng 2 vừa qua, tỉnh Thanh Hóa cũng đã ký quyết định tăng nguồn vốn của Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp lên 50 tỷ đồng. Hiện nay, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã rà soát nhu cầu vay vốn của thanh niên trên địa bàn toàn tỉnh, phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa phân bổ nguồn vốn 10 tỷ đồng trong năm 2020 cho các đơn vị là thanh niên có nhu cầu vay vốn.

Tuy nhiên, toàn tỉnh hiện có tới gần 2.000 mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ và hàng ngàn DN mới non trẻ ra đời mỗi năm, trong đó phần lớn là các mô hình khởi nghiệp. Do đó, tỷ lệ các mô hình được phân bổ nguồn vốn chính sách hiện còn thấp. Chủ yếu, các DN vẫn dựa vào nguồn vốn vay thương mại.

Hiện nay, hệ thống tổ chức mạng lưới của ngành ngân hàng Thanh Hóa gồm có 102 tổ chức tín dụng và chi nhánh tín dụng. Đồng hành cùng các DN trong tỉnh, những năm qua, ngành ngân hàng Thanh Hóa đã triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và UBND tỉnh Thanh Hóa nhằm hỗ trợ tiếp cận vốn cho DN. Trong đó, tập trung triển khai 6 nhóm giải pháp nhằm cải thiện chỉ số tiếp cận tín dụng, hỗ trợ người dân và DN về vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thanh Hóa cũng chỉ đạo tổ chức tín dụng nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung phân bổ tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng của DN. Tính đến hết tháng 5-2020, toàn tỉnh có 7.361 DN có quan hệ tín dụng với ngân hàng, với tổng dư nợ 39.579 tỷ đồng. Tuy nhiên, tổng dư nợ cho vay đối tượng DN nhỏ và vừa mới chiếm gần 39% dư nợ cho vay DN. Trong đó, với đối tượng DN khởi nghiệp, tỷ lệ vốn giải ngân chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh Thanh Hóa, cho biết: Với đối tượng DN khởi nghiệp, phần lớn là DN nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh, năng lực tài chính và kinh nghiệm quản lý dòng tiền chưa cao. Bên cạnh đó, trên thực tế vẫn còn một số DN nhỏ và siêu nhỏ có hệ thống báo cáo tài chính không minh bạch. Việc hạch toán kế hoạch không phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hạch toán kế toán thiếu chuyên nghiệp, thông tin tài chính thiếu minh bạch, không đủ cơ sở để tổ chức tín dụng đánh giá năng lực tài chính của DN khi thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh. Một số DN khởi nghiệp xây dựng dự án sản xuất, kinh doanh thiếu khả thi, sản xuất tự phát, không tính toán kỹ lưỡng thị trường đầu ra cho sản phẩm, khả năng hoàn vốn thấp, trong khi lại thiếu tài sản bảo đảm, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Để nâng cao hiệu quả của các chương trình tín dụng đặc thù đối với đối tượng DN này, kịp thời tháo gỡ khó khăn và đáp ứng nhu cầu vốn vay cho sản xuất, kinh doanh của các DN khởi nghiệp, thời gian tới, các ngân hàng trong tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước; thực hiện các giải pháp hỗ trợ mở rộng tín dụng hiệu quả; chú trọng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả “hấp thụ” nguồn vốn, các cấp, các ngành cần triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ DN khởi nghiệp.

Bên cạnh đó, bản thân các DN nhỏ và vừa cũng cần năng động, đổi mới trong tư duy sản xuất, tích cực nghiên cứu các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi. Thực hiện đầy đủ, chuyên nghiệp các quy định Nhà nước về sổ sách, kế toán làm cơ sở thẩm định cho ngân hàng, giúp các DN có thể tiếp cận gần hơn với nguồn vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Bài và ảnh: Tùng Lâm


Bài Và Ảnh: Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]