(Baothanhhoa.vn) - Khởi nghiệp từ mô hình nuôi gà bản địa thả đồi theo hướng hữu cơ từ 10 năm trước, sau nhiều thất bại và các lần đúc rút kinh nghiệm, từ năm 2015 anh Hoàng Ngọc Năm ở thôn Thanh Xuân, xã Hóa Quỳ (Như Xuân) đã gặt hái nhiều thành công. Từ đó, những lứa gà bản địa cả nghìn con được cho ăn những thức ăn tự nhiên, hạn chế thức ăn công nghiệp, nên chất lượng thịt thơm ngon. Thị trường đầu ra của gà thương phẩm được nuôi tại đồi rừng của gia đình theo đó cũng ngày càng rộng mở.

Tăng cường liên kết để tạo nguồn cung nông sản bền vững

Khởi nghiệp từ mô hình nuôi gà bản địa thả đồi theo hướng hữu cơ từ 10 năm trước, sau nhiều thất bại và các lần đúc rút kinh nghiệm, từ năm 2015 anh Hoàng Ngọc Năm ở thôn Thanh Xuân, xã Hóa Quỳ (Như Xuân) đã gặt hái nhiều thành công. Từ đó, những lứa gà bản địa cả nghìn con được cho ăn những thức ăn tự nhiên, hạn chế thức ăn công nghiệp, nên chất lượng thịt thơm ngon. Thị trường đầu ra của gà thương phẩm được nuôi tại đồi rừng của gia đình theo đó cũng ngày càng rộng mở.

Tăng cường liên kết để tạo nguồn cung nông sản bền vững20 hộ ở xã Bình Sơn (Triệu Sơn) cùng liên kết và là thành viên của HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Bình Sơn để triển khai trồng và sơ chế chè, phát triển thị trường sản phẩm.

Tuy nhiên, để trở thành chuỗi cung ứng gà thịt bền vững cho thị trường trong và ngoài tỉnh với nguồn cung liên tục, anh Năm phải động viên và truyền đạt kỹ thuật cho những hộ nuôi gà trong vùng triển khai theo đúng quy trình sản xuất của mình. Xác định phải liên kết các chủ thể sản xuất để tương trợ nhau trong sản xuất cũng như phát triển thị trường, anh Năm kêu gọi ngày càng nhiều hộ dân và chủ trang trại cùng tham gia chuỗi sản xuất.

Tháng 5-2018, chủ trang trại đồi rừng sinh năm 1974 này cùng 10 thành viên là các chủ trang trại, hộ sản xuất lớn trong vùng thành lập Công ty CP Nông nghiệp sạch Như Xuân. Từ sự hoạt động hiệu quả, đến nay công ty đã kết nạp thêm 50 hộ gia đình và chủ trang trại nuôi gà đồi rừng ở các xã trong vùng cùng tham gia. Hơn 4 năm qua, công ty ngày càng mở rộng quy mô chăn nuôi gà bản địa thả vườn theo chuỗi giá trị tại huyện Như Xuân. Trong quá trình hoạt động, công ty còn liên kết với các công ty giống gia cầm, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, các đơn vị thu mua trong và ngoài tỉnh để bán con giống, cung ứng gà thịt cũng như hướng dẫn quy trình kỹ thuật.

Sự liên kết với các chủ thể sản xuất, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã đưa đến nhiều thành công cho cá nhân anh Hoàng Ngọc Năm cũng như Công ty CP Nông nghiệp sạch Như Xuân. Sản phẩm gà đồi ở đây đã được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Thanh Hóa vào tháng 11-2021. Từ đó đến nay sản phẩm gà đồi ở đây không những xuất bán qua các chuỗi thực phẩm an toàn trong tỉnh, mà còn được bán tại thị trường các tỉnh, thành phố như Bình Định, Đà Nẵng, Hà Nội... thông qua sự liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp tỉnh ngoài.

Những năm gần đây, măng rừng muối chua lấy tên Piềng Cú của đồng bào Thái ở xã miền núi Phú Nghiêm, huyện Quan Hóa đã trở thành sản phẩm thương mại được bán ra thị trường. Giai đoạn cuối năm 2021, xã Phú Nghiêm cũng như huyện Quan Hóa đã gửi hồ sơ để măng muối ở đây tham gia xét chọn sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Tuy nhiên, việc tổ chức sản xuất theo từng hộ khá nhỏ lẻ, không bảo đảm nguồn hàng liên tục nếu có khách đặt. Với sự định hướng của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh, chủ cơ sở sản xuất lớn nhất ở xã là anh Phạm Bá Tân đã đứng ra đăng ký thành lập “Tổ hợp tác măng chua Tân Thành, xã Phú Nghiêm” để kết nối, kêu gọi thêm 8 chủ cơ sở măng muối ở địa phương cùng tham gia làm thành viên. Từ sự liên kết đó, các hộ có sự tương trợ, tính toán đầu ra, đầu vào sản phẩm hợp lý hơn. Việc sản xuất cũng theo hướng tập thể, quy mô sản lượng lớn hơn, xuất bán sản phẩm theo kênh các chuỗi cung ứng thực phẩm cũng như các cửa hàng bán sản phẩm OCOP trong tỉnh. Tháng 3-2022 vừa qua, việc tập hợp nhiều hộ vào một tổ chức sản xuất được đánh giá cao, sản phẩm măng chua Piềng Cú được công nhận sản phẩm OCOP của tỉnh. Từ đó, lượng sản phẩm bán ra tăng đột biến, ở địa phương có thêm một số hộ xin tham gia vào chuỗi sản xuất theo tổ chức chung.

Để khắc phục cách làm tự phát với quy mô manh mún nhỏ lẻ, đồng thời tránh việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể sản xuất ngay trong thôn hay khu vực nhỏ, cần tập hợp các hộ thành một tổ chức để liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm. Việc xét chọn sản phẩm OCOP là nông sản trên địa bàn tỉnh thời gian vừa qua cũng được khuyến khích sự hợp tác, liên kết giữa các chủ thể sản xuất. Theo ông Bùi Công Anh, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa: Trong quá trình khảo sát, kiểm tra để định hướng các nông sản, sản phẩm đặc trưng ở các vùng miền trong tỉnh thành sản phẩm OCOP, chúng tôi đã tư vấn cho các địa phương cũng như các chủ hộ sản xuất phải thành lập HTX hoặc các tổ hợp tác để tập hợp, tạo được mối liên kết giữa các chủ thể sản xuất địa phương. Gần đây nhất là trước đợt xét chọn sản phẩm OCOP lần 2 năm 2022, một hộ dân ở xã Thành Long, huyện Thạch Thành đề xuất bánh lá răng bừa truyền thống thành sản phẩm OCOP. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, ở địa phương có nhiều hộ cũng sản xuất sản phẩm này nên chúng tôi đã yêu cầu địa phương và chủ thể sản xuất phải tổ chức thành lập tổ hợp tác mới xét chấm điểm. Sau khi được vận động, các chủ hộ sản xuất đồng tình trở thành thành viên tổ hợp tác để triển khai sản xuất, kinh doanh theo mô hình chung theo một đầu mối.

Có thể dẫn ra rất nhiều ví dụ khác về sự liên kết giữa các chủ thể sản xuất để tạo nguồn cung bền vững cho nông sản trong những năm gần đây. Tại xã Nga Thạch (Nga Sơn), nông trại Vạn Hoa ở thôn Phương Phú chuyên canh dưa vàng trong nhà lưới với diện tích lớn. Tuy nhiên, dưa vàng phải thu hoạch theo lứa vào những thời điểm nhất định nên không thể có nguồn cung liên tục theo yêu cầu của các chuỗi cung ứng thực phẩm trong và ngoài tỉnh. Chủ nông trại là anh Nguyễn Văn Nam đã liên kết với khoảng 10 cơ sở nhà lưới trồng dưa vàng trong huyện để tổ chức sản xuất, bố trí các lứa dưa lệch thời gian giữa các trại. Quá trình liên kết, các chủ thể còn tương trợ nhau, chia sẻ kinh nghiệm nên việc sản xuất được thuận lợi hơn. Tại xã Bình Sơn (Triệu Sơn), nghề trồng chè phát triển từ lâu với khoảng 300 ha. Tuy nhiên nhiều năm trước, hàng trăm hộ dân mỗi nhà sản xuất một kiểu, tự tìm đầu ra nên rất bấp bênh. Hơn 5 năm qua, HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Bình Sơn đã đứng ra liên kết với 20 hộ trồng chè trong xã với tổng diện tích hơn 30 ha. Các hộ được tập huấn kỹ thuật trồng và sao chè, phải tuân thủ sản xuất theo quy trình an toàn. Từ đó, sản phẩm trà búp được phát triển, thị trường rộng mở nhờ sự năng động kết nối của HTX.

Bài và ảnh: Linh Trường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]