(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, trên địa bàn huyện Quảng Xương có hơn 20 nghề tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động. Có 10 xã có hoạt động nghề truyền thống và làng nghề, như: chiếu cói, mây tre đan, chế biến hải sản, trồng đào.

Quảng Xương duy trì, phát triển làng nghề

Hiện nay, trên địa bàn huyện Quảng Xương có hơn 20 nghề tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động. Có 10 xã có hoạt động nghề truyền thống và làng nghề, như: chiếu cói, mây tre đan, chế biến hải sản, trồng đào.

Quảng Xương duy trì, phát triển làng nghề

Mô hình trồng đào tại xã Quảng Chính.

Xác định việc duy trì và phát triển làng nghề là giải pháp quan trọng giúp tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân khu vực nông thôn, những năm qua, huyện Quảng Xương đã và đang tập trung thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp để duy trì, phát triển các làng nghề. Theo đó, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức để phát triển ngành nghề, làng nghề. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và quy hoạch mới các cụm công nghiệp, cụm nghề tiểu thủ công nghiệp để tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất mở rộng quy mô sản xuất. Đẩy mạnh huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển ngành nghề, làng nghề. Đồng thời, rà soát, bổ sung và thực hiện cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp, ngành nghề, làng nghề, xúc tiến xây dựng một số thương hiệu sản phẩm hàng hóa của làng nghề. Duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống, du nhập nhân cấy nghề mới và làm tốt công tác bảo vệ môi trường.

Thông qua thực hiện có hiệu quả các giải pháp, việc phát triển làng nghề của huyện đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Huyện đã có 5 làng nghề chiếu cói được UBND tỉnh quyết định công nhận. Các làng nghề đã và đang tạo việc làm thường xuyên cho gần 10.000 lao động khu vực nông thôn, với thu nhập bình quân đạt 4 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Nhiều ngành nghề đang được duy trì và phát triển, điển hình như: Nghề trồng cói và sản xuất các sản phẩm từ cói đang được phát triển ở các xã: Quảng Phúc, Quảng Trường, Quảng Văn, Quảng Khê, Quảng Long, Quảng Ngọc, Quảng Hợp, tạo việc làm cho hơn 4.000 lao động, với thu nhập bình quân 3,5 đến 4 triệu đồng/người/tháng. Trên địa bàn huyện cũng đã có hơn 200 máy dệt chiếu đang hoạt động. Nghề trồng đào tại xã Quảng Chính đã được phát triển ra 5/6 thôn trên địa bàn, với diện tích gần 25 ha trồng tập trung đã và đang tạo việc làm cho gần 500 hộ dân, thu nhập bình quân 68 triệu đồng/người/năm. Nghề đan cói thủ công mỹ nghệ phát triển ở các xã: Quảng Long, Quảng Yên, Quảng Hợp, Quảng Ngọc đã và đang thu hút hơn 300 lao động tham gia, thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Ngay cả những nghề có nguy cơ mai một cao như nghề mây tre đan tại thị trấn Tân Phong cũng có sự chuyển biến rõ nét do thị trấn đã chủ động đấu mối liên kết với các cơ sở thu mua, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong và ngoài huyện để tiêu thụ sản phẩm. Hiện nghề mây tre đan tại thị trấn Tân Phong đang thu hút gần 200 hộ lao động tham gia, thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng.

Theo ông Lê Đình Khoa, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng, UBND huyện Quảng Xương, cho biết: Để tiếp tục duy trì, phát triển bền vững các làng nghề, huyện đang tập trung thực hiện tốt định hướng, mục tiêu và giải pháp trong Đề án “Duy trì, phát triển nghề, làng nghề trên địa bàn huyện Quảng Xương giai đoạn 2021-2025”. Phấn đấu đến năm 2025, nâng số làng nghề được UBND tỉnh công nhận lên 12 làng, thu nhập bình quân của lao động làng nghề đạt 7 - 8 triệu đồng/người/tháng. 100% sản phẩm làng nghề được xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, mở rộng thị trường và có ít nhất 5 sản phẩm OCOP là sản phẩm làng nghề.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]