(Baothanhhoa.vn) - Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của khu vực miền núi, các địa phương đã đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, nhất là phát triển các sản phẩm nông nghiệp lợi thế gắn với sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Phát triển các sản phẩm nông nghiệp lợi thế ở khu vực miền núi

Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của khu vực miền núi, các địa phương đã đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, nhất là phát triển các sản phẩm nông nghiệp lợi thế gắn với sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Phát triển các sản phẩm nông nghiệp lợi thế ở khu vực miền núiNgười dân xã Đồng Lương (Lang Chánh) chăm sóc rừng luồng.

Tre, luồng và các sản phẩm từ tre, luồng là một trong những thế mạnh của các huyện miền núi, toàn vùng có 128.000 ha tre, luồng, với sản lượng khai thác hàng năm khoảng 60 triệu cây luồng và 80.000 tấn nguyên liệu giấy ngoài gỗ, phục vụ xuất khẩu và chế biến; sản phẩm chủ yếu là đồ mỹ nghệ, đũa, tăm, nan, than hoạt tính, bột giấy, vàng mã... Giá trị sản xuất hàng năm ước đạt 571 tỷ đồng, chiếm 28,2% giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp. Hiện nay, diện tích rừng tre luồng được giao cho các gia đình chiếm khoảng 52,5%, các chủ rừng khác chiếm 47,5%. Có 2 doanh nghiệp liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, cấp chứng chỉ FSC cho rừng tre, luồng (5.414 hạ được cấp FSC), đó là: Công ty CP Ngọc Sơn, với nhóm hộ huyện Quan Sơn (69 hộ/3.045 ha rừng luồng, vầu); Công ty CP BWG Mai Châu, với nhóm hộ huyện Quan Hóa (545 hộ/2.369,6 ha rừng luồng)... Qua đó, nhiều hộ dân, chủ rừng đã từng bước thay đổi tập quán canh tác từ quảng canh, không bón phân chăm sóc sang thâm canh, bón phân chăm sóc cho rừng luồng; năng suất, chất lượng rừng luồng được cải thiện, tăng thu nhập cho người trồng luồng. Hiện đã có 1 sản phẩm “Ống hút tre” của Công ty TNHH VIBABO tại xã Tân Thành (Thường Xuân) được xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh 4 sao. Tuy nhiên, rừng tre, luồng trồng ở các huyện năng suất và chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, một số địa phương người dân khai thác rừng luồng quá mức nên bị suy thoái...

Theo Quyết định số 2961/QĐ-UBND ngày 6-8-2021 của UBND tỉnh về danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa; trong đó, trên địa bàn các huyện miền núi có 5 sản phẩm nằm trong danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, gồm: gạo; thịt và trứng gia cầm; thịt lợn, rau quả; gỗ và các sản phẩm từ gỗ và 4 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, gồm: mía đường; trâu thịt, bò thịt, bò sữa và các sản phẩm từ sữa bò; tre, luồng, vầu và cây ngô. Đến nay, trên địa bàn các huyện miền núi đã phát triển được 53.500 ha sản xuất lúa gạo, 13.001 ha rau, 8.337,8 ha cây ăn quả, 14.320 ha mía đường, 20.905 ha ngô, 102.700 ha rừng trồng; 59.183 ha tre, luồng... So với tiềm năng lợi thế, quy mô sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của các huyện miền núi vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán, khó khăn trong xây dựng và mở rộng quy mô vùng sản xuất hàng hóa tập trung, áp dụng đồng bộ các tiến bộ của khoa học - kỹ thuật. Vì vậy, để phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, các huyện miền núi đang tích cực thực hiện các giải pháp; trong đó, tâp trung chọn tạo và phát triển các giống cây trồng mới năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh; cải tiến các cây trồng (lúa, ngô, rau, quả, mía, cây thức ăn chăn nuôi, cây gai xanh) theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng cao phục vụ xuất khẩu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Chọn tạo giống vật nuôi (gia cầm, bò, lợn) có năng suất, chất lượng cao, kháng bệnh, giống thích ứng với biến đổi khí hậu. Chọn tạo giống cây lâm nghiệp nhập nội và bản địa làm gỗ lớn; cây lâm sản ngoài gỗ (tre, luồng) có năng suất, chất lượng, lợi thế cạnh tranh cao. Tập trung triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 13-NQ/TU ngày 10-1-2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tiếp tục chuyển đổi diện tích đất trồng lúa, mía, sắn,... kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Khuyến khích doanh nghiệp, HTX và hộ gia đình, cá nhân thu quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn. Bố trí hợp lý khu vực chăn thả phục vụ phát triển chăn nuôi gia súc; hình thành những khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, để cách ly và xử lý môi trường theo quy định. Rà soát, lồng ghép các chương trình, dự án, nhất là chương trình xây dựng nông thôn mới để hoàn thiện các công trình thủy lợi, điện, giao thông nội đồng... phục vụ cho các vùng sản xuất tập trung. Tiếp tục nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh trong trồng trọt, chăn nuôi; khuyến khích người dân sản xuất trồng trọt, chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP... nhằm nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]